Giá trong nước giảm
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở mức 41.100 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.800 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 2.002 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi khoảng 200 – 220 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,400 |
-500 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,400 |
-500 |
Di Linh (Robusta) |
40,300 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.300 |
-500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.200 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.200 |
-500 |
Ia Grai (Robusta) |
41.200 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.200 |
-500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.100 |
-500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,200 |
+800 |
FOB (HCM) |
2.347 |
Trừ lùi: +55 |
Ông Chu Hoàng Long - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thắng cũng cho biết, giá cà phê đầu mùa tăng cao có một phần là do dịch bệnh Covid-19 nên nguồn cung cà phê trên thế giới của các công ty bị thiếu hụt trầm trọng. Trong nước, nhiều năm liền cà phê giá liên tục xuống thấp khiến người nông dân không còn mặn mà, chuyển đổi một phần diện tích sang trồng các loại cây trồng khác, kéo theo sản lượng cũng sụt giảm, trong khi đó nhu cầu thị trường vẫn rất lớn.
Với việc giá cà phê cao ngay từ đầu mùa, các địa phương cũng đang khuyến cáo người dân không nên chạy theo giá thị trường, thu hái xanh ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như hiệu quả những năm tiếp theo. Thay vào đó là giữ vững liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích.
Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên đang thiếu nắng làm quả cà phê chín chậm, trong bối cảnh lực lượng nhân công thiếu hụt đã đẩy tiền lương thu hái lên rất cao. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, trong tháng 10/2021 giảm 1,1% so với tháng 9, đưa xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 giảm 4,2% so với cùng kỳ.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 13/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm 15 USD, xuống 2.277 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 5 USD, còn 2.222 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục tăng sốc. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 8,80 cent, lên 219,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 8,65 cent, lên 221,95 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức”khủng”, hiếm thấy. Giá cà phê Arabica New York lên đứng ở mức cao 7 năm.
Đồng Reais giảm 0,99%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,4580 Reais do thị trường Brasil tỏ ra thận trọng nhằm tránh rủi ro trước kỳ nghỉ Ngày Cộng hòa (Republic Day) vào đầu tuần sau, trong khi USDX đảo chiều giảm trước lo ngại lạm phát vượt mức.
Dòng vốn đầu cơ được tiếp tục rút khỏi các sàn tiền ảo và chứng khoán Mỹ vẫn nổ lực hồi phục, các sàn cà phê được hưởng lợi và giá vàng tiếp nối đà tăng.
Giá cà phê kỳ hạn thể hiện xu hướng trái chiều. Sàn New York tiếp nối đà tăng “sốc” sau nhiều báo cáo dự báo sản lượng cà phê Brasil sẽ giảm mạnh trong vụ thu hoạch năm 2022, cho dù vụ hoa mới nở được giới quan sát đánh giá là rất đẹp.
Sàn London điều chỉnh giảm sau khi vượt mức tâm lý 2.300$ để khẳng định nhu cầu hàng thực vẫn còn thiếu hụt trong ngắn hạn, kể cả khi các nước sản xuất Robusta chính ở Á – Phi đang tiến hành thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2021/2022.
Sự thiếu hụt nhân công tăng cường thu hái ở vùng cà phê Tây nguyên đang được chính quyền các địa phương tháo gỡ. Tuy nhiên nhiều người trồng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại khi tiền lương đã bị đẩy lên quá cao.