Giá trong nước bật tăng
Giá cà phê trong nước sáng nay đồng loạt phục hồi tăng 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 600 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 41.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia tăng 600 đồng/kg, giá tại Pleiku là 41.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động ở mức 41.000 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.963 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi khoảng 180 – 200 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,200 |
+600 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,200 |
+600 |
Di Linh (Robusta) |
40,100 |
+600 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.100 |
+600 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.000 |
+600 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.000 |
+600 |
Ia Grai (Robusta) |
41.000 |
+600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.000 |
+600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40.900 |
+600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
42,400 |
+600 |
FOB (HCM) |
2.281 |
Trừ lùi: +55 |
Trong thời gian tới, xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự báo sẽ thuận lợi hơn khi Việt Nam đã bước vào vụ thu hoạch mới 2021-2022. Dịch Covid-19 trong nước vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên chiến lược tiếp cận mới của nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh, giúp thuận lợi trong khâu sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ.
Giới chuyên gia nhận định, giá xuất khẩu có xu hướng tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung và các FTA sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
So với quý II/2021 và so với cùng kỳ năm 2020, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý III/2021 sang châu Á giảm, trong khi xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ, châu Phi tăng trưởng khả quan.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 42,34% trong quý III/2020 lên 48% trong quý III/2021; châu Mỹ tăng từ 10,7% lên 11,4%; châu Phi tăng mạnh từ 4,34% lên 6,85%.
Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang châu Á giảm từ 41,06% trong quý III/2020 xuống 32,72% trong quý III/2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cà phê thế giới bật tăng
Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 10/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng 60 USD, lên 2.226 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 45 USD, lên 2.163 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch tăng lên trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo nới rộng khoảnh cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 6,25 cent, lên 205,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 6,20 cent, lên 208,65 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais tăng 0,92%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,4910 Reais do có sự góp phần của việc Quốc hội Brasil thông qua sửa đổi hiến pháp (PEC) vòng hai, trong khi thị trường bên ngoài điều chỉnh dữ liệu lạm phát đã kéo chứng khoán Mỹ xuống dốc và dòng vốn đầu cơ tìm về lại các sàn hàng hóa nói chung.
Giá cà phê hai sàn bật tăng trở lại không chỉ từ mối lo nguồn cung chậm trễ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh covid-19 vẫn âm ỉ mà còn do giới đầu tư mạnh tay bán ròng quá mức trước đó.
Tình hình dịch bệnh ở vùng cà phê Tây nguyên còn nghiêm trọng. Điều này đã góp phần làm cho lực lượng nhân công thời vụ ở các nơi khác chưa thể đến tham gia cùng người trồng thu hoạch vụ mùa cà phê mới.
Lượng mưa bất thường trong một tuần qua đã một lần nữa ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê ở Somwarpet (Ấn Độ), nơi có 22.900 ha cà phê arabica và 5.690 ha cà phê robusta, theo trang Deccan Herald.
Quả cà phê arabica đã bắt đầu chín vào tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, việc thu hoạch cà phê đã gặp trở ngại do mưa kéo dài, khiến người trồng không thể phơi quả cà phê đã hái, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Đồng thời, mưa cũng đã tác động đến việc duy trì đồn điền cà phê một cách hiệu quả. Do thiếu lao động nên các đồn điền vẫn chưa được dọn sạch cỏ dại, trong khi đó những người lao động yêu cầu mức lương 160 - 200 rupee để thu hoạch 28kg cà phê.
Các nông dân trồng cà phê cho biết, giá thành sản xuất cà phê đang ngày càng tăng. Một bao arabica nặng 50kg đang bán được giá 13.000 rupee trên thị trường.
Tuy nhiên, do sự thay đổi khách quan của tự nhiên nên người trồng dường như không thể thu được lợi nhuận.