Giá cà phê hôm nay 6/11/2021: Giá liên tục sụt giảm khiến giới đầu cơ thận trọng

(VOH) - Giá cà phê ngày 6/11 đồng loạt giảm thêm 400 đồng/kg, giới đầu cơ thận trọng,người nông dân Việt Nam lo lắng trước sự đi xuống của giá cà phê và dịch bệnh Covid- 19.

Giá trong nước giảm 400 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 400 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động ở  mức 40.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.981 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi khoảng 180 – 200 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,800

-400

Lâm Hà (Robusta)

39,800

-400

 Di Linh (Robusta)

39,700

-400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.700

-400

Buôn Hồ (Robusta)

40.600

-400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.600

-400

Ia Grai (Robusta)

40.600

-400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.600

-400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.500

-400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,000

0

FOB (HCM)

2.302

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 6/11/2021
Ảnh minh họa: internet

2 ngày cuối tuần, giá cà phê trong nước giảm 1.000 đồng/kg, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến vụ thu hoạch cà phê mới gặp nhiều khó khăn.

Giá cà phê sụt giảm trong sự thận trọng của giới đầu cơ, trước việc xem xét nâng lãi suất cơ bản của các ngân hàng trung ương nhằm ngăn chặn đà lạm phát. Trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều quốc gia không dễ dàng để hồi phục sau khi mở cửa hoạt động trở lại và dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy vào các thị trường chứng khoán.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng COVID-19 lần thứ 4, nhưng trong quý III/2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2020 nhờ giá xuất khẩu ở mức cao.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý III/2021 đạt 334,3 nghìn tấn, trị giá 669,82 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với quý II/2021, nhưng tăng 7,9% về lượng và tăng 18% về trị giá so với quý III/2020.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 90 nghìn tấn, trị giá 193 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với tháng 9/2021, so với tháng 10/2020 giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 13,7% về trị giá.

Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 1,27 triệu tấn, trị giá 2,42 tỷ USD, giảm 5,1% về lượng, nhưng tăng 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục ở mức cao do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời, tình trạng thiếu container rỗng tiếp tục diễn ra khiến cho quá trình vận chuyển cà phê gặp khó khăn.

Tuy nhiên, thị trường toàn cầu cũng đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp khai thông hàng hóa xuất khẩu sau ách tắc. Nhiều nước sản xuất cà phê trên thế giới đang bước vào vụ thu hoạch mới, hứa hẹn nguồn cung toàn cầu sẽ dồi dào vào đầu năm mới 2022.

Giá cà phê thế giới tiếp tục suy giảm

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 6/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm thêm 23 USD, xuống 2.181 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 23 USD, còn 2.131 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất thấp dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 5,05 cent, xuống 203,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 5,05 cent, còn 206,40 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 6/11/2021: Giá cà phê liên tục sụt giảm khiến giới đầu cơ thận trọng 2
Giá cà phê hôm nay 6/11/2021: Giá cà phê liên tục sụt giảm khiến giới đầu cơ thận trọng 3

Đồng Reais tăng 1,53%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,5220 Reais, do niềm tin vào sự cân đối tài chính của Chính phủ và sự hồi phục của nền kinh tế Brasil qua các dữ liệu được báo cáo, đã thu hút nhà đầu tư vốn ngoại. Trong khi đó, đã có sự dịch chuyển dòng vốn đầu cơ khá mạnh ở thị trường bên ngoài do lo ngại lãi suất tiền tệ sẽ được các NHTW nâng lên khiến các sàn chứng khoán, các tài sản trú ẩn tăng mạnh và các thị trường hàng hóa bị bỏ quên.

Giá cà phê tiếp tục sụt giảm, sau chuỗi tăng nóng trong vài tháng qua do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, là điều không ngoài dự đoán. Có vẻ như đầu cơ cũng mạnh tay chốt lời ngắn hạn (hay rút vốn ?).

Brasil đã có mưa đều khắp các vùng trồng cà phê. Triển vọng nguồn cung bắt đầu dồi dào khi các nước sản xuất bắt tay vào thu hoạch vụ mùa mới. Nhiều quốc gia tăng cường việc tiêm chủng, biện pháp giãn cách xã hội cũng được thay đổi linh hoạt để sớm hồi phục kinh tế. Kỳ vọng những ách tắt trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu cũng được tích cực giải quyết. Dường như tâm lý thị trường đã nhẹ nhõm hơn, cho dù nguy cơ dịch bệnh bùng phát cũng chưa thể loại trừ…

Theo báo cáo, xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 10 đã tăng 11% lên đạt 3,15 triệu bao, bất chấp trước đó FNC – Colombia báo cáo xuất khẩu tháng 10 chỉ đạt 986.000 bao, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Indonesia đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 10 đạt 205.827 bao, giảm tới 24,45% so với cùng kỳ năm trước, do dịch bệnh bùng phát khiến Indonesia phải mạnh tay thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, tương tự như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.