Giá cà phê hôm nay 12/11/2021: Vụt tăng 800 đồng/kg theo giá thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 12/11 đồng loạt bật tăng mạnh 800 đồng/kg theo giá thế giới. Nhu cầu tiêu thụ tăng nhưng sản lượng yếu khiến cung–cầu cà phê thắt chặt và khả năng tăng giá sẽ tiếp tục

Giá trong nước tăng mạnh

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 800 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.700 đồng/kg và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 800 đồng/kg, dao động ở mức 41.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 43.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

+800

Lâm Hà (Robusta)

40,900

+800

 Di Linh (Robusta)

40,800

+800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.800

+800

Buôn Hồ (Robusta)

41.700

+800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.700

+800

Ia Grai (Robusta)

41.700

+800

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.700

+800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.600

+800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,200

+800

FOB (HCM)

2.347

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 12/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên đang thiếu nắng làm quả cà phê chín chậm, trong bối cảnh lực lượng nhân công thiếu hụt đã đẩy tiền lương thu hái lên rất cao. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, trong tháng 10/2021 giảm 1,1% so với tháng 9, đưa xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 giảm 4,2% so với cùng kỳ.

Thực tế cho thấy, niên vụ 2021, hàng trăm ngàn héc-ta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ thu hoạch không kịp thời vụ, nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng do tình trạng “khát” nhân công lao động vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Những ngày qua, áp thấp nhiệt đới gây mưa kéo dài và tình trạng thiếu nhân công thu hái khiến cho việc thu hoạch cà phê vụ mới ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam bị đình trệ. 

Xu hướng tăng giá từ khi bắt đầu niên vụ cà phê 2020-2021 cho thấy sự phục hồi của thị trường cà phê toàn cầu sau ba năm liên tiếp ở mức thấp, phản ánh sự biến động trong các yếu tố tổng thể của thị trường.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 12/11, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 77 USD/tấn ở mức 2.292 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 62 USD/tấn ở mức 2.227 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 6,9 cent/lb ở mức 210,9 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 6,6 cent/lb ở mức 213,3 cent/lb. Trong phiên vừa qua, giá Robusta có lúc chạm mốc 2.300 USD/tấn. Giá Arabica tăng mạnh khi đồng Real của Brazil tốt lên làm động lực cho giá cà phê 2 sàn.

Giá cà phê hôm nay 12/11/2021: Vụt tăng 800 đồng/kg theo giá thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 12/11/2021: Vụt tăng 800 đồng/kg theo giá thế giới 3

Một nguyên nhân khác, hiện chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ và EU đang tăng rất cao, đẩy dòng tiền về sàn vàng và các thị trường nông sản để giữ vốn, nhờ đó cà phê được hưởng lợi. Tình trạng "vắt giá" trên sàn London tiếp tục bị nới rộng do lo ngại nguồn cung cà phê từ Việt Nam.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng, xu hướng tăng giá hiện nay khả năng tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do cung – cầu ngày càng thắt chặt. Tháng trước, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tại Brazil, sản lượng cà phê của nước này năm 2021 dự báo giảm hơn 25% do cháy rừng, hạn hán, băng giá lần lượt đổ bộ và tàn phá vào Brazil khiến nông dân trồng cà phê mất trắng.

Theo Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia, sản lượng cà phê của nước này trong tháng 10/2021 giảm tới 13% so với cùng kỳ năm ngoái và có thể tiếp tục giảm sút do thời tiết không thuận lợi, đặc biệt là mưa nhiều, đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê cũng như tác động đến khả năng ra hoa của cây cà phê trong vụ mùa mới.

Từ ngày 1/10 đến ngày 8/11, thành phố Chikkamagaluru (bang Karnataka, Ấn Độ) đã nhận được lượng mưa vượt mức 84%, The Hindu Business Line đưa tin.

Tương tự, huyện Kodagu cũng nhận được lượng mưa vượt quá 81% và thành phố Hassan là 57%. Những trận mưa rào dư thừa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ thu hoạch cà phê tại địa phương này.

Trong khi đó, trong đợt gió mùa Tây Nam năm nay, cả ba khu vực trồng cà phê lớn ở Karnataka đều nhận được lượng mưa thâm hụt.

Theo dữ liệu được đối chiếu bởi Trung tâm Giám sát Thảm họa Thiên nhiên của bang Karnataka, lượng mưa thâm hụt trong thời gian đó đạt mức 18% ở Chikkamagaluru, 23% ở Kodagu và 16% ở Hassan.