Giá trong nước giảm
Giá cà phê trong nước sáng nay suy giảm, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 600 đồng/kg, dao động ở mức 41.200 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.600 đồng/kg
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,500 |
-600 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,500 |
-600 |
Di Linh (Robusta) |
40,400 |
-600 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.300 |
-600 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.200 |
-600 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.200 |
-600 |
Ia Grai (Robusta) |
41.200 |
-600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.200 |
-600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.200 |
-600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
42,600 |
-600 |
FOB (HCM) |
2.354 |
Trừ lùi: +55 |
Đối với thị trường Robusta, nguồn cung ở Việt Nam vẫn là yếu tố mà các nhà đầu tư đang quan tâm nhất. Hiện các khu vực trồng cà phê trọng điểm của nước ta, với diện tích hơn 100.000 héc ta, đều đang bước vào giai đoạn thu hoạch, tuy nhiên, tiến độ có thể bị chậm do tình trạng khan hiếm nhân công thu hái. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng nhân công đổ về các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều ít hơn hẳn so với mọi năm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu cà phê vào đầu năm sau của nước ta, mà cũng sẽ khiến cho tốc độ canh tác niên vụ mới bị lùi lại.
Nguồn cung khan hiếm cũng phản ánh rõ qua các số liệu xuất khẩu của cả Việt Nam và Brazil. Từ năm 2020 đến nay, xuất khẩu cà phê của hai nước đều giảm. Trong báo cáo gần nhất của Hiệp hội xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe), khối lượng xuất khẩu của nước này trong tháng 11 giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, do tình trạng thiếu hụt container và tắc nghẽn tại các cảng.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu tháng 11 của nước ta đạt hơn 107.000 tấn cao hơn 8,3% so với tháng 10. Số liệu tháng 11 tích cực hơn rất có thể xuất phát từ việc lượng hàng bị dồn ứ từ những tháng trước sang tới tháng 11 mới có thể lưu thông, và tình hình tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã giảm bớt.
Thị trường Robusta sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà sẽ tăng mạnh. Đồng thời, giá Robusta cũng đang rẻ hơn 56% so với giá Arabica, nên đây là một mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn đối với các nhà rang xay cà phê. Đây cũng là cơ hội tốt với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta bởi Việt Nam hiện là nhà sản xuất Robusta số một thế giới.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, dư địa tăng trưởng từ nay đến cuối năm của thị trường cà phê vẫn còn, tuy nhiên, mức tăng trưởng có thể không còn mạnh như trước bởi, nguồn cung đang dần phục hồi và phần lớn những lo ngại đã được phản ánh vào giá. Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã cải thiện hơn so với giai đoạn trước, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn bị ảnh hưởng do tác động của các đợt bùng phát dịch liên tiếp sẽ là thách thức của thị trường cà phê cũng như là những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta.
Giá cà phê thế giới sụt giảm
Khảo sát giá cà phê sáng ngày 17/12/2021, Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 6 USD (0,25%), giao dịch tại 2.431 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 4 USD (0,17%), giao dịch tại 2.299 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 0,45 Cent (0,19%), giao dịch tại 236,85 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 0,5 Cent (0,21%), giao dịch tại 237,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt vào kỳ hạn tháng 3/2022.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên rồi lại qua đầu giảm. Giá cà phê kỳ hạn cho dù đã giảm ngay khi thị trường mở cửa nhưng sức ép giảm giá chưa đủ lớn, trong khi nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn cao đã kích giá tăng trở lại. Thị trường giằng co, giá cà phê giảm nhẹ trên cả hai sàn phái sinh, trong khi đó, cấu trúc giá nghịch đảo được nới rộng, phản ánh nhu cầu hàng giao ngay thực sự căng thẳng.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhu cầu tiêu thụ cà phê của Malaysia có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây do quá trình đô thị hóa và lối sống bận rộn.
Bên cạnh đó, văn hóa uống cà phê của Malaysia chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự gia tăng đột biến số lượng người nước ngoài. Thị hiếu tiêu dùng cà phê tại Malaysia có xu hướng chuyển sang chủng loại cà phê hảo hạng.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 9/2021, Malaysia nhập khẩu cà phê đạt trên 8 nghìn tấn, trị giá 19,84 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với tháng 9/2020.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cà phê của Malaysia đạt 77 nghìn tấn, trị giá 177,59 triệu USD, giảm 8,1% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).