Giá cà phê trong nước hôm nay phục hồi tăng 700 đồng/kg, giá cao nhất là 45.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 44.300 đồng/kg.
Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 700 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 44.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 43.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 700 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 45.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 45.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 700 đồng/kg, giá ở Pleiku là 45.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 45.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 700 đồng/kg, dao động ở mức 45.000 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 700 đồng/kg, dao động ở 60.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
Bảo Lộc (Robusta) |
44.400 |
+700 |
Lâm Hà (Robusta) |
44.400 |
+700 |
Di Linh (Robusta) |
44.300 |
+700 |
ĐẮK LẮK |
||
Cư M'gar (Robusta) |
45.200 |
+700 |
Buôn Hồ (Robusta) |
45.100 |
+700 |
GIA LAI |
||
Pleiku (Robusta) |
45.100 |
+700 |
Ia Grai (Robusta) |
45.100 |
+700 |
ĐẮK NÔNG |
45.000 |
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
45.000 |
+700 |
KON TUM |
||
Đắk Hà (Robusta) |
45.000 |
+700 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
60.000 |
+700 |
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 142.544 tấn, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thông tin trên đã góp phần hỗ trợ đà phục hồi của Robusta. Số lượng giảm như trên là do trong tháng 1/2023, thị trường có 2 đợt nghỉ Tết kéo dài.
Cà phê đã có năm 2022 được đánh giá là thành công đối với hoạt động xuất khẩu. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.
Do xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. 2 quý cuối năm ngoái, khi nhu cầu cao và tỷ giá có lợi, các doanh nghiệp đã tích cực thu gom cà phê từ nông dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Giá nội địa và xuất khẩu đều tốt, dẫn đến việc đẩy hàng đi nhiều nhất có thể. Điều này khiến tồn kho thực tế đã giảm mạnh từ cuối năm 2022 và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm 2023.
Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta tăng gần 14% so với năm 2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ). Thậm chí, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 được bị dự báo sẽ giảm từ 10% đến 15% do mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch. Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm nay có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.
Giá cà phê thế giới
Theo khảo sát phiên giao dịch ngày 17/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 20 USD, lên 2.068 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 23 USD, lên 2.072 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 3,25 cent, lên 180,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 3,00 cent, lên 179,55 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn hồi phục ngay trong ngày thông báo đầu tiên (FND) của sàn New York cho thấy áp lực của hàng giao ngay vẫn còn đè nặng lên thị trường cà phê thế giới, trong khi lượng cà phê Arabica đưa về sàn chờ ICE kiểm định để cấp chứng nhận đã không được bổ sung trong mấy ngày vừa qua. Điều này đã dấy lên mối lo mới cho các nhà chế biến, rang xay.
Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) khu vực Bắc Mỹ báo cáo tồn kho tháng 1 đã giảm 1,8% so với tháng trước, xuống ở mức 6,265 triệu bao tính đến cuối tháng. Trong khi đó, tỷ giá đồng Reais tiếp tục tăng nhẹ đã không hỗ trợ người Brasil bán cà phê xuất khẩu và mức giá tại trường nội địa Brasil hiện cũng khó mua được hàng.
Ban Thư ký Ngoại thương (SECEX) bày tỏ sự quan ngại khi nhận thấy tốc độ giao hàng lên tàu có phần chậm lại, trong khi tháng Hai là tháng có ít ngày nên Brasil xuất khẩu cà phê tháng này sẽ không đạt mức trung bình xuất khẩu hàng tháng.
Trong một diễn biến khác, Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn 2017 - 2022, tốc độ nhập khẩu cà phê của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 25,1%/năm, từ 262,25 triệu USD năm 2017 tăng lên mức cao nhất 717,96 triệu USD vào năm 2022. Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu.
Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến tại thị trường đông dân số nhất thế giới này.
Xét về cơ cấu nguồn cung, trong năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Italia, Việt Nam,…
Trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam và Guatemala.
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2022 từ Ethiopia tăng tới 209,2% so với năm 2021, đạt 188,1 triệu USD. Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 11,56% trong năm 2021 lên 26,2% trong năm 2022.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong năm 2022, mức giảm 11,1% so với năm 2021, đạt 49,63 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.