Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 17/9/2019: Phục hồi tăng 200- 300 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 17/9 phục hồi tăng 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, huyện Bảo Lộc giá cà phê  lên  mức 33.000 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê  lên  ngưỡng 32.9000 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê lên  ngưỡng 34.100 đồg/kg và tại Buôn Hồ tăng lên mức 33.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg lên  mức  33.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  cũng tăng 200 đồng/kg lên mức 33.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  tăng 300 đồng/kg lên mức 34.100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  cũng tăng 300 đồng/kg lên mức  35.200đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

33,000

+200

— Di Linh (Robusta)

32,900

+200

— Lâm Hà (Robusta)

32,900

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

34,100

+300

— Buôn Hồ (Robusta)

33,900

+300

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

33,500

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33.500

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

34.100

+300

HỒ CHÍ MINH

— R1

35,200

+300

Giá cà phê hôm nay 17/9/2019

Ảnh minh họa: internet

Tháng 8/2019 giá cà phê kỳ hạn trên thị trường thế giới giao dịch ở mức thấp do thị trường tiếp tục dư cung và ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, tháng 8 giá cà phê nhân xô tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum tăng so với tháng 7/2019 trong khi giá tại tỉnh Lâm Đồng giảm. Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường lớn trong khu vực châu Âu tăng, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm.

Bộ Công thương ước tỉnh, xuất khẩu cà phê tháng 8/2019 đạt 130.000 tấn, trị giá 220 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 8,7% về giá trị so với tháng 7/2019. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 20% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 8/2019 đạt mức 1.692 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng 7/2019 và giảm 8,1% so với tháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.706 USD/tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,19 triệu tấn, trị giá 2,03 tỉ USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 20% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018. 

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo, giá cà phê trong ngắn hạn sẽ tăng do nguồn cung có phần sụt giảm từ các nước sản xuất chính, tuy nhiên giá sẽ vẫn ở mức thấp trong nhiều năm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cà phê tăng nhanh hơn so với sản xuất sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cà phê trong trung và dài hạn.

Tăng trưởng sản lượng cà phê trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/19 chỉ đạt 1,9% trong khi tăng trưởng tiêu dùng đạt mức 2,1%.

Giá cà phê thế giới tiếp đà tăng

Trên thị trường thế giới, 8h10 ngày 17/9/2019 giá cà phê robusta giao tháng 11/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 10 USD/tấn, tương đương 0,76%, lên  mức 1.3287USD/tấn, giá cà phê giao tháng 01/2020 tăng 11 USD/tấn, tương đương 0,82%, lên mức 1.355 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 03/2020 tăng 12 USD/tấn, tương đương 0,88%, lên mức 1.383USD/tấn, giá cà phê giao tháng 05/2020 tăng 12 USD/tấn, tương đương 0,86%  lên mức 1.410USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h10 ngày  17/9/2019, tăng 1,55 USD/tấn, tương đương 1,51% lên mức 1.043USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 1,55 USD/tấn, tương đương 1,46% lên mức 1.078USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 1,60USD/tấn, tương đương 1,47%, lên mức 1.102USD/tấn, giá giao tháng 7/202 tăng 1,55USD/tấn, tương đương 1,4%, lên mức 1.123USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/19

1328

+10

+0.76

6269

1337

1309

1316

1318

69581

01/20

1355

+11

+0.82

4600

1365

1336

1341

1344

31589

03/20

1383

+12

+0.88

2276

1391

1363

1377

1371

18156

05/20

1383

+12

+0.88

2276

1391

1363

1377

1371

7452
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/19

104.30

+1.55

+1.51

21403

104.95

101.60

102.30

102.75

128707

03/20

107.85

+1.55

+1.46

7056

108.45

105.20

105.80

106.30

54539

05/20

110.20

+1.60

+1.47

3589

110.75

107.50

107.95

108.60

28196

07/20

112.30

+1.55

+1.4

1742

112.85

109.60

110.05

110.75

21005

Sản xuất cà phê tại Nam Mỹ ước tăng 4,9% lên 81,13 triệu, gồm cả sản lượng sửa đổi thêm một triệu bao của Brazil trong tháng trước.

Sản lượng từ châu Á & châu Đại Dương tăng 4,1% lên 48,68 triệu bao và từ châu Phi tăng 2,9% lên 18,21 triệu bao. Sản lượng tại Mexico và Trung Mỹ chỉ tăng 0,4% lên 21,72 triệu bao.

Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 9,5% lên 11,34 triệu bao so với cùng kì năm ngoái bởi nguồn cung dồi dào và giá cao hơn.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 10 tháng đầu năm 2018 – 2019 tăng 10,2% lên 109,41 triệu bao. Các lô hàng từ Brazil tăng 27,6% lên 35,08 triệu bao và từ Colombia tăng 7,6% lên 12,59 triệu bao trong khi xuất khẩu robusta tăng 6,9% lên 38,90 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê từ các nước còn lại đạt 22,83 triệu bao, giảm 3,7% so với 10 tháng đầu năm 2017 – 2018.

Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê xanh chiếm 91,3% tổng khối lượng xuất khẩu lên tới 99,86 triệu bao.

Giá cà phê hôm nay 16/9/2019: “Lặng sóng” ngay phiên đầu tuần  - Giá cà phê ngày 16/9 trong xu hướng đi ngang ngay từ đầu tuần sau khi giảm mạnh vào tuần trước tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 17/9/2019: Rối ren vụ tấn công mỏ dầu, đồng Yên tăng giá– Đồng Yên tăng giá so với đồng Đô la Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông sau khi các nhà máy dầu của Ả rập Saudi bị tấn công.
Bình luận