Giá cà phê thế giới suy yếu
Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 18/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục suy yếu. Kỳ hạn giao ngay tháng 11, xuống 2.110 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2022, còn 2.121 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022, còn 2.084 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng suy yếu. Kỳ hạn giao ngay tháng 12, xuống 203,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022, còn 206,25 cent/lb, các mức giảm mạnh.
Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm tất cả 7 USD, tức giảm 0,33 %, xuống 2.110 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng tất cả 5 USD, tức tăng 0,24 %, lên 2.121 USD/tấn, các mức tăng/giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo được thu hẹp khoảng cách.
Trái lại, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 2,05 cent, tức tăng 1,02 %, lên 203,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng tất cả 2 cent, tức tăng 0,98 %, lên 206,25 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn thế giới có xu hướng trái chiều trong tuần do hiện tượng đầu cơ kinh doanh mua bán giá cách biệt giữa hai sàn để thu hợi trong ngắn hạn. Bên cạnh còn có sự hỗ trợ của tỷ giá USD mạnh lên và đồng Reais sụt giảm đã kích thích người Brasil gia tăng bán xuất khẩu, mặc dù vẫn còn nguyên mối lo thời tiết khô hạn và các đợt sương giá hồi tháng 7 làm cho vụ mùa năm 2022 thất thu rất đáng kể.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brasil đã báo cáo xuất khẩu trong tháng 9 đạt 3.111.905 bao (bao 60 kg), giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã dẫn tới xuất khẩu 3 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 8.817 triệu bao, giảm mạnh tới 20,2% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.
Theo đánh giá, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà phê tại quốc gia này có thể kéo dài tới ba năm do biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 sẽ giảm 11 triệu bao so với niên vụ 2019-2020, xuống còn 164,8 triệu bao.
USDA cũng dự báo, xuất khẩu cà phê toàn cầu sẽ giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao do lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tăng, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá trong nước ổn định
Giá cà phê trong nước sáng nay, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.400 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, giá tại Pleiku là 40.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 40.300 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,300 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,300 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
39,200 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40.200 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40.100 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40.000 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
40.000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40.100 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40.100 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
41,500 |
0 |
FOB (HCM) |
2.165 |
Trừ lùi: +55 |
Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 100.340 tấn (khoảng 1,67 triệu bao), tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã dẫn tới xuất khẩu của cả niên vụ cà phê 2020/2021 đạt tổng cộng 1.498.359 tấn (khoảng 24,97 triệu bao), giảm 8,61% so với niên vụ 2019/2020 trước đó.
Khối lượng xuất khẩu sụt giảm, từ hai nhà sản xuất lớn thứ nhất và thứ nhì thế giới, đã thúc đẩy các thị trường cà phê kỳ hạn thiết lập mặt bằng giá mới, dự kiến sẽ kéo dài trong trung hạn.
Về vụ thu hái cà phê mới tại Việt Nam, khó khăn đang bủa vây, từ chi phí gia tăng, tồn kho do xuất khẩu đình trệ đến thiếu nhân công. Đơn cử, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 520.000 tấn cà phê nhân. Dự kiến, công lao động phục vụ nhu cầu thu hoạch khoảng 7,8 triệu công. Dự báo việc thiếu hụt lao động thu hái cà phê chính vụ sẽ rất lớn.
Khoảng thiếu hụt rơi vào nhóm lao động ngoại tỉnh đến vùng cà phê Lâm Đồng thu hái thuê hàng năm. Đây là nhóm lao động thời vụ đóng vai trò quan trọng đối với vùng nông nghiệp Lâm Đồng mỗi đợt thu hoạch nông sản, cà phê. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các tỉnh thành phải đóng cửa hoặc người dân quay về quê nhà tránh dịch, điều này khiến nhóm lao động thời vụ không đến Lâm Đồng làm việc như các năm trước.
Còn ở Đắk Lắk, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Tu, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột cho biết, bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022 nhưng vẫn còn tồn kho 45 tấn cà phê nhân. Nguyên nhân phải ngừng thu mua vì không bán được hàng. Còn các doanh nghiệp cà phê cũng hạn chế xuất khẩu do cước phí thuê container, vận chuyển bằng tàu biển đều tăng cao.