Chờ...

Giá cà phê hôm nay 18/5/2022: Tiếp tục khởi sắc

(VOH) Giá cà phê ngày 18/5 tăng thêm 400 đồng/kg, đà tăng của cà phê bị kìm hãm bởi tâm lý thị trường vẫn lo ngại rủi ro về sự phục hồi kinh tế Trung Quốc; lạm phát toàn cầu và lãi suất tiền tệ tăng.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,900đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động  ở  41,800đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,400

+400

Lâm Hà (Robusta)

41,400

+400

 Di Linh (Robusta)

41,300

+400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,000

+400

Buôn Hồ (Robusta)

41,900

+400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,900

+400

Ia Grai (Robusta)

41,900

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,900

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,800

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,900

+400

FOB (HCM)

2.159

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 18/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 4 đạt 157.451 tấn (tương đương 2.624.183 bao, bao 60 kg), giảm 25,38% so với tháng trước. Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt tổng cộng 739.046 tấn (khoảng 12,32 triệu bao) tăng 26,34 % so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân xuất khẩu tăng mạnh là do những tháng đầu năm ngoái thị trường đã phải đóng cửa vì dịch bệnh covid-19 bùng phát.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), thương mại tại thị trường trong nước tiếp tục trầm lắng, do phần lớn lượng hàng của vụ mùa vừa qua đã nằm trong kho của các doanh nghiệp FDI, còn lượng hàng nằm trong tay nông dân còn không đáng kể. Cho nên thị trường kỳ vọng giá kỳ hạn London sớm được cải thiện trước khi Việt Nam thu hoạch vụ mới năm nay, ngay khi mùa mưa kết thúc kể từ giữa tháng 10 dương lịch.

Ở chiều ngược lại, đà tăng của cà phê bị kìm hãm bởi tâm lý thị trường vẫn lo ngại rủi ro với những bất ổn về sự phục hồi kinh tế Trung Quốc; lạm phát toàn cầu và lãi suất tiền tệ gia tăng ở các nền kinh tế phát triển. Giá cả hàng hóa có xu hướng tăng theo khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu khi mức thu nhập chưa tương xứng...

Giá cà phê thế giới tiếp đà tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 18/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.104 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.105 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,4 cent/lb, ở mức 227,20 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 2,4 cent/lb, ở mức 227,25 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 18/5/2022: Tiếp tục khở sắc trên cả 2 sàn trong nước và thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 18/5/2022: Tiếp tục khở sắc trên cả 2 sàn trong nước và thế giới 3

Giá cà phê thế giới tiếp tục có phiên tăng trưởng trong bối cảnh giá vàng và dầu thô giảm. Giá trị đồng USD giảm nhẹ đẩy đồng Real Brazil theo chiều ngược lại giúp cà phê Arabica nối tiếp chuỗi đà tăng.

Bên cạnh đó, giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn bật tăng do có thêm nhiều dự báo xảy ra sương giá trên các vùng trồng cà phê ở phía Đông Nam Brazil. Theo dự báo, ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này sẽ có một đợt lạnh đi vào phía Nam bang Minas Gerais, khả năng tạo ra sương giá gây hại cho cây cà phê Arabica ở vùng này.

Trong một diễn biến khác, sau nhiều năm chứng kiến cà phê kém chất lượng do thời tiết thất thường, nông dân ở vùng núi Mt Kenya (Kenya) đã có thể vui mừng trở lại sau khi bán sản phẩm thu hoạch của họ vào năm ngoái.

Nhờ chất lượng cà phê tốt và giá cả thị trường thuận lợi, đa số nông dân tại địa phương đều đã nhận được mức giá hơn 100 shilling cho 1kg cà phê cherry bán ra.

Hơn nữa, để có được mức giá này, các hiệp hội hợp tác đã khai thác bán hàng trực tiếp để đảm bảo rằng nông dân kiếm được nhiều tiền hơn từ sản phẩm của họ.

Có thể thấy rõ, việc giao dịch trên thị trường thế giới mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với đấu giá. Cụ thể, một bao cà phê 50kg có giá 420 USD trong khi qua cuộc đấu giá chỉ còn 103 USD.

Theo ông Peter Mathenge, Chủ tịch Hợp tác xã Gachatha, giá cà phê đang có lợi trong bối cảnh sản lượng cà phê ở Brazil giảm do đợt băng giá vào năm ngoái.

Điều này tạo ra nhu cầu mới trên thị trường thế giới đối với các loại cà phê được trồng ở các quốc gia khác nhau, mang lại tín hiệu đáng mừng cho người trồng ở Kenya.

Bên cạnh đó, ông cũng chia sẻ: “Thời tiết thuận lợi để quả cà phê nở rộ nên chúng tôi đã sản xuất 90% loại cà phê Aa, AB và PB cao cấp, có giá cao hơn trên thị trường”, theo trang Nation.