Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 30.400 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 30.300 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 31.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 30.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm tăng 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai lên mức 30.800 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 30.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 100 đồng/kg , lên mức 30.900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở ngưỡng 32.300đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.300 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,400 |
+200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,400 |
+100 |
— Di Linh (Robusta) |
30,300 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.100 |
+100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
30,900 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
30,800 |
+100 |
_ Ia Grai (Robusta) |
30,800 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30,800 |
+100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
30.900 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,300 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết trong tháng 5, giá cà phê trong nước tăng do người trồng hạn chế bán ra. Ngày 27/5, giá cà phê robusta trên thị trường nội địa tăng 5,2 – 5,6% so với ngày 30/4.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 130.000 tấn, trị giá 218 triệu USD, giảm 21,6% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 4, giảm 10,4% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng 5/2019.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 813.000 tấn, trị giá 1,367 tỉ USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong tháng 5 đạt mức 1.680 USD/tấn, giảm 0,4% so với tháng 4, nhưng tăng 2,4% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt mức 1.682 USD/tấn.
Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 15,3%, 8,9% và 7,8%.
Giá cà phê tăng do nguồn cung cà phê robusta có dấu hiệu khó khăn ở các nước sản xuất chính khi người trồng cà phê thể hiện sự kháng giá.
Giá cà phê thế giới phục hồi
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
1150 |
+2 |
+0.17 |
7641 |
1165 |
1142 |
1148 |
1148 |
21683 |
09/20 |
1182 |
+5 |
+0.42 |
12674 |
1195 |
1170 |
1170 |
1177 |
58680 |
11/20 |
1200 |
+4 |
+0.33 |
2775 |
1214 |
1192 |
1200 |
1196 |
28071 |
01/21 |
1221 |
+5 |
+0.41 |
1098 |
1233 |
1212 |
1213 |
1216 |
11663 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
96.25 |
+2.60 |
+2.78 |
12234 |
96.8 |
93.15 |
93.25 |
93.65 |
25208 |
09/20 |
100.3 |
+2.50 |
+2.56 |
8318 |
100.9 |
97.25 |
97.3 |
97.8 |
61382 |
12/20 |
100.3 |
+2.50 |
+2.56 |
8318 |
100.9 |
97.25 |
97.3 |
97.8 |
61382 |
03/21 |
102.4 |
+2.45 |
+2.45 |
4286 |
102.85 |
99.5 |
99.55 |
99.95 |
32424 |
Mở đầu phiên giao dịch hôm nay 18/6/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 5 USD, lên 1.182 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 4 USD, lên 1.200 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kết thúc chuỗi giảm liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 2,55 cent, lên 98,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 2,5 cent, lên 100,3 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm thêm 0,36 %, xuống ở mức 1 USD = 5,2580 Reais do suy đoán Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) sẽ cắt giảm thêm 0,75% lãi suất cơ bản xuống còn 2,25%/năm và kỳ vọng Chính phủ đẩy mạnh cải cách kinh tế khu vực quốc doanh.
Trong khi đó, sự gia tăng kích thích kinh tế và chính sách mới của Fed có xu hướng bảo vệ đồng tiền mới nổi và căng thẳng địa chính trị Trung – Ấn cũng đã khiến thị trường thận trọng hơn.
Giá cà phê kỳ hạn đảo chiều tăng, tuy sức tăng đã dồn về phía Arabica New York do ngày giao hàng đầu tiên (FND) của kỳ hạn tháng 7 sắp bắt đầu. Nhưng giá vàng và giá dầu thô tiếp tục sụt giảm cho thấy thị trường chưa có gì lấy làm chắc chắn, trong khi sức ép bán hàng vụ mới từ Brasil vẫn còn nguyên, nhất là nhà sản xuất cà phê lớn số 1 thế giới sẽ thu hoạch vụ cà phê mới “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một” hiện đang diễn ra. Dự kiến giá cà phê tại New York sẽ còn quanh quẩn ở mức 2 con số kéo dài và tác động níu kéo lên giá cà phê ở London không hề nhỏ.
Lưu ý, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhà sản xuất Brasil sẽ thu hoạch vụ mùa mới năm nay với ước đoán sản lượng khoảng 67,9 triệu bao, tăng tới 14,5% so với vụ năm ngoái vì chu kỳ “năm thất”, trong khi vụ thu hoạch tới của Việt Nam sẽ giảm nhẹ vì thời tiết không thuận lợi vào đầu vụ. Điều này góp phần dẫn đến sản lượng toàn cầu niên vụ 2020/2021 sẽ đạt kỷ lục 176,08 triệu bao và do đó, tồn kho toàn cầu sẽ tăng 18,18% lên ở mức 42 triệu bao vào cuối niên vụ cà phê này.
Khả năng cắt giảm 0,75% lãi suất đồng Reais lần này, xuống ở mức 2,25%/năm, trong khi lãi suất USD đã ở xấp xỉ mức 0%/năm, rõ ràng là không có lợi cho các nước sản xuất cà phê.
Theo tính toán từ số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt mức 3.920 USD/tấn, ổn định so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, giá nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ một số thị trường đạt mức cao gồm: Mỹ đạt 10.685 USD/tấn; Kenia đạt 4.133 USD/tấn; Goatemala đạt 3.675 USD/tấn
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy chế biến cà phê Hàn Quốc, do đó thị trường này có xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu chủng loại cà phê, thị trường này có xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu chủng loại cà phê.