Giá cà phê hôm nay 19/2/2020: Đồng loạt phục hồi trên cả 2 sàn trong nước và thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 19/2 phục hồi tăng nhẹ tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới tiếp tục đi lên.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, tại Cư M'gar dao động ở mức 32.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 31.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 31.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  đi ngang, dao động ở mức 31.700 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  33.400 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.460 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 5 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

31,400

+100

— Lâm Hà (Robusta)

31,400

+100

— Di Linh (Robusta)

31,300

+100

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

32.100

+100

— Buôn Hồ (Robusta)

31.900

+100

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

31,800

+100

_ Ia Grai (Robusta)

31,800

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,800

+100

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

31.600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,400

+100

Giá cà phê hôm nay 19/2/2021
Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 1, giá cà phê trong nước giảm do nguồn cung tăng khi người dân tăng cường bán ra. Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu vẫn diễn ra ảm đạm do Việt Nam sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, trong khi sức mua trên thị trường yếu.

Tháng 1, giá cà phê tại thị trường trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. Theo yếu tố chu kỳ, thời điểm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người trồng cà phê thường tăng bán ra, tuy nhiên năm nay lượng bán ra không bằng 1/2 so với các năm trước.

Ngày 29/1, giá cà phê giảm 1.500 – 1.600 đồng/kg (tương đương mức giảm từ 4,5 – 4,9%) so với ngày 31/12/2020, xuống mức 30.800 – 31.200 đồng/kg.

Tại cảng khu vực TP HCM, cà phê robusta loại R1 giảm 1.800 đồng/kg (giảm 5,2%) so với ngày 31/12/2020, xuống mức 32.700 đồng/kg.

Tháng 01, giá cà phê thế giới giảm do lo ngại dịch COVID-19 vẫn gia tăng trên toàn cầu, buộc nhiều quốc gia phải tái áp đặt lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.

Trên sàn giao dịch London, ngày 29/1 giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3/2021 và tháng 5/2021 cùng giảm 73 USD/tấn (tương đương mức giảm 5,3%) so với ngày 31/1/2020, xuống mức 1.303 USD/tấn và 1.313 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 29/01 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 3,3 UScent/pound (tương đương mức giảm 2,6%) so với ngày 31/12/2020, xuống mức 124 UScent/pound.

Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2021 và tháng 7/2021 giảm lần lượt 2,9 UScent/pound (giảm 2,2%) và 2,4 UScent/pound (giảm 1,9%) so với ngày 31/12/2020, xuống mức 126,1 UScent/pound và 128 UScent/pound.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu vẫn diễn ra ảm đạm do Việt Nam sắp bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, trong khi sức mua trên thị trường yếu.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 2 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021 (tháng 10 và tháng 11/2020) đạt 20,2 triệu bao, tăng 6,5% so với cùng kỳ niên vụ 2019-2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Nhà đầu tư có xu hướng chuyển dòng vốn để quay lại thị trường hàng hóa. Điều này sẽ tác động tích cực lên thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những ngày giữa tháng 1, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 18/1, giá cà phê tăng 500 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,6%) so với ngày 11/1, lên mức 31.700 – 32.400 đồng/ kg.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (tăng 1,2%) so với ngày 11/1, lên mức 33.500 đồng/kg.

Sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD.

Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu...để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

Với sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD, cùng với gạo, hạt điều, rau quả, cà phê là mặt hàng có vai trò quan trọng trong rổ các loại nông sản xuất khẩu chủ lực.

Năm kỷ lục của xuất khẩu cà phê là 2018, khi nước ta xuất bán 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá so với 2017. Tuy nhiên, từ 2019, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm khá mạnh khi sản lượng 1,65 triệu tấn, kim ngạch đạt khoảng 2,86 tỷ USD. So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%.

2020 tiếp đà giảm của 2019 bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng xuất khẩu đạt 1,485 triệu tấn, trị giá 2,605 tỷ USD.

Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Anh và các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thailand…Trong đó, 2 thị trường nhập nhiều cà phê Việt Nam nhất là Đức và Hoa Kỳ.

Giá cà phê thế giới  phục hồi tăng

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1352

+3

+0.22

10286

1360

1342

1353

1349

20025

05/21

1380

+8

+0.58

16183

1385

1368

1373

1372

53936

07/21

1394

+7

+0.50

4145

1399

1384

1387

1387

24181

09/21

1409

+8

+0.57

980

1414

1397

1402

1401

10117

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

127.6

+1.90

+1.51

285

127.75

125.9

125.9

125.7

673

05/20

129.3

+1.90

+1.49

20303

129.65

127.4

127.4

127.4

104203

07/21

131.2

+1.95

+1.51

7705

131.5

129.35

129.35

129.25

46213

09/21

132.95

+1.90

+1.45

4908

133.25

131.05

131.05

131.05

41941

Mở cửa phiên giao dịch ngày 19/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 11 USD, lên 1.349 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 9 USD, lên 1.372 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 1,35 cent, lên 125,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 1,2 cent, lên 127,4 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm thêm 0,52 %, xuống ở mức 1 USD = 5,4120 Reais do mối lo thiếu hụt vắc xin phòng bệnh covid-19, sẽ không thể tránh khỏi việc Chính phủ tài trợ một đợt khẩn cấp mới, vì dịch bệnh sẽ tiếp tục bị kìm hãm sự phục hồi kinh tế. Trong khi lãi suất dài hạn của USD tăng cao, cùng với các báo cáo dữ liệu kinh tế Mỹ lạc quan hơn đã đẩy các tiền tệ mới nổi vào thế khó. Bên cạnh còn là sự hỗ trợ của đáo hạn hợp đồng quyền chọn trên các thị trường phái sinh nói chung.

Giá cà phê Arabica tiếp tục hồi phục cho dù đồng Reais giảm khi người trồng ở Brasil tạm dừng bán vì lễ hội carnival đang diễn ra cùng với sự hỗ trợ của hợp đồng quyền chọn tháng 3 hết hạn và sàn New York chuyển sang ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND) hôm nay, 18/02.

Tuy cùng xu hướng hồi phục nhưng giá cà phê Robusta tỏ ra thận trọng hơn, khi nền kinh tế của khu vực Eurozone tiếp tục trì trệ do dịch bệnh covid-19 chủng mới lây lan, nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và bất đồng Brexit vẫn dai dẳng.

Tập đoàn Tata Coffee của Ấn Độ trong tuyên bố gần đây đã nhấn mạnh sẽ chú trọng vào phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng kể từ khi dịch bệnh covid-19 bùng phát khắp nơi.