Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 30.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.400 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar về mức 31.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê về ngưỡng 30.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai về mức 30.800 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg , về ngưỡng 30.800 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg về mức 30.800 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg , về ngưỡng 32.400đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,500 |
-200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,500 |
-200 |
— Di Linh (Robusta) |
30,400 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.100 |
-200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
30,900 |
-200 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
30,800 |
-200 |
_ Ia Grai (Robusta) |
30,800 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30,800 |
-200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
30.800 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,400 |
-200 |
Ảnh minh họa: internet
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 4/2020 đạt 165,8 nghìn tấn, trị giá 279,83 triệu USD, giảm 2,5% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với tháng 3/2020, nhưng so với tháng 4/2019 tăng 15,4% về lượng và tăng 15,3% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê đạt 682,8 nghìn tấn, trị giá 1,148 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 5,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 4/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.688 USD/tấn, giảm 2,7% so với tháng 3/2020 và giảm 0,1% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.682 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 4/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang nhiều thị trường tăng so với tháng 4/2019, bao gồm Myanmar tăng 5,6%, lên mức 4.112 USD/tấn; Chile tăng 36,8%, lên mức 2.609 USD/tấn; Trung Quốc tăng 14,4%, lên mức 2.744 USD/tấn; Nam Phi tăng 70,1%, lên mức 2.401 USD/tấn; New Zealand tăng 62%, lên mức 2.703 USD/tấn; Israel tăng 4,9%, lên mức 2.252 USD/tấn; Indonesia tăng 50,8%, đạt 2.460 USD/tấn; Philippines tăng 4,6%, lên mức 2.370 USD/tấn. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm, như Singapore giảm 10,2%, xuống còn 3.681 USD/tấn; Campuchia giảm 6,4%, xuống mức 3.571 USD/tấn.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang nhiều thị trường tăng, gồm: Myanmar, Chile, Trung Quốc, Nam Phi, New Zealand. Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang một số thị trường giảm, gồm Singapore; Campuchia, Israel, Philippines.
Tháng 4/2020, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường tăng so với tháng 4/2019, gồm Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngược lại, xuất khẩu sang một số thị trường giảm, như Ý, Philippines, Algérie. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức tăng 35,4% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 116,7 nghìn tấn, trị giá 176,16 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ giảm 14,4% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 56,3 nghìn tấn, trị giá 102 triệu USD.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
1159 |
-10 |
-0.86 |
7938 |
1178 |
1155 |
1173 |
1169 |
53631 |
09/20 |
1178 |
-11 |
-0.93 |
4676 |
1198 |
1174 |
1190 |
1189 |
41834 |
11/20 |
1197 |
-12 |
-0.99 |
1875 |
1218 |
1195 |
1209 |
1209 |
19220 |
01/21 |
1197 |
-12 |
-0.99 |
1875 |
1218 |
1195 |
1209 |
1209 |
19220 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
98.30 |
+2.00 |
+2.08 |
26971 |
99 |
94.80 |
95.85 |
96.30 |
82527 |
09/20 |
100 |
+1.85 |
+1.88 |
19367 |
100.60 |
96.75 |
97.75 |
98.15 |
55161 |
12/20 |
102.25 |
+1.70 |
+1.69 |
9803 |
102.85 |
99.20 |
100.40 |
100.55 |
56981 |
03/21 |
104.45 |
+1.65 |
+1.61 |
4564 |
105 |
101.40 |
102.70 |
102.80 |
28920 |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 2/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 10 USD, xuống 1.159 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 11 USD, còn 1.178 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 2,00 cent/lb, xuống 98,3 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,85 cent/lb, còn 100 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Tới thời điểm hiện tại, có rất ít dấu hiệu cho thấy việc thu hoạch arabica bị gián đoạn vì chính sách giãn cách xã hội, mặc dù nhà đầu tư cũng lo ngại về triển vọng nhu cầu nếu kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 10 USD trong phiên vừa qua (0,9%) xuống 1.159 USD/tấn.
Tại Ấn Độ, chiến lược sống còn của người trồng cà phê Wayanad nhằm vượt qua những dán đoạn của thị trường xuất khẩu vì dịch COVID-19 đã gặp được thành công ban đầu, với lô cà phê kí gửi đầu tiên được xuất khẩu sang Vùng Vịnh bởi người nông dân của hợp tác xã Phát triển Xã hội Brahmagiri.
Cụ thể, 5 tấn cà phê chất lượng với thương hiệu Cà phê Wayanad đã được chuyển tới Kuwait qua cảng Cochin. Hoạt động xuất khẩu của hợp tác xã Phát triển Xã hội Brahmagiri diễn ra một tháng sau khi họ bắt đầu thu mua cà phê từ nông dân.
Ngoài ra, hợp tác xã, với khoảng 13.000 hội viên tại Wayanad, đã bắt đầu tiến hành từng bước cho 1.200 người nông dân tại 6 địa phương nhận chứng nhận organic để nâng cao sản phẩm trên thị trường xuất khẩu.
Những người trồng cà phê tại đây đã bị ảnh hưởng nặng nề khi giá giảm sâu, một phần vì không có nhu cầu từ những thị trường xuất khẩu lớn sau khi dịch COVID-19 bùng phát.