Giá cà phê hôm nay 20/11/2021: Vụt tăng sau phiên lao dốc

(VOH) Giá cà phê ngày 20/11 phục hồi tăng 500-600 đồng/kg theo giá thế giới trong tình trạng đầu cơ đẩy giá mua ở các tháng gần cao hơn do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt.

Giá trong nước phục hồi tăng

Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi tăng trở lại từ 500-600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở  mức 40.900 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,200

+500

Lâm Hà (Robusta)

40,200

+500

 Di Linh (Robusta)

40,100

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.100

+600

Buôn Hồ (Robusta)

41.000

+600

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.900

+500

Ia Grai (Robusta)

40.900

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.900

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.900

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,600

+500

FOB (HCM)

2.300

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 20/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Sau 1 phiên điều chỉnh giảm các quỹ đầu cơ trên sàn tăng cường mua mạnh. Đáng chú ý trên sàn New York, tình trạng "vắt giá" đã diễn ra khi đầu cơ đẩy giá mua ở các tháng gần cao hơn do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, hiện tượng trên cả 2 sàn giống nhau, nhưng nguyên nhân khác hẳn nhau. Với Robusta, mối lo thiếu hụt hàng phần lớn là do logicstic. Nguồn hàng cách xa vùng tiêu thụ nên phụ thuộc nhiều vào giá cước vận tải. Còn với Arabica, mối lo đến từ việc nhiều nước Nam Mỹ nguy cơ giao hàng không đúng hạn.

Như báo cáo của Cecafé mới đây cho thấy thị trường Brazil có thể chậm giao khoảng 5 triệu bao cà phê đã hợp đồng bán trước cuối năm nay, do giá kỳ hạn lẫn giá nội địa tăng cao khiến nhà nông không muốn giao hàng.

Ngoài ra tình trạng lạm phát cũng đẩy giá cà phê lên cao trong phiên vừa qua.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), chỉ tính riêng trong nửa đầu tháng 11, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên Sở ICE US đã tăng 9,98% lên mức 230 cents/pound, cao nhất kể từ tháng 1/2012 đến nay. Trong khi đó, giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2022 trên Sở ICE EU cũng đã tăng mạnh gần 6% và có thời điểm đã vượt quá mốc 2.300 USD/tấn, lần đầu tiên để từ tháng 8/2011

Giá cà phê tăng mạnh khiến dòng tiền của giới đầu tư trong nước cũng bị thu hút vào thị trường này. Theo Trung tâm Thanh toán Bù trừ MXV, giá trị giao dịch trung bình của 2 mặt hàng cà phê đạt hơn 800 tỷ đồng/phiên trong hai tuần đầu tháng 11, tăng gần 15% so với tháng 10. Bên cạnh dòng tiền đầu cơ, các doanh nghiệp cũng tích cực thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khi chuẩn bị đến giai đoạn bán hàng sôi động nhất trong năm.

Những vấn đề về nguồn cung là nguyên nhân khiến lực mua tăng mạnh và đẩy giá hai mặt hàng cà phê lần lượt tăng vọt trong thời gian gần đây.

Giá cà phê thế giới quay đầu tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 20/11, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 33 USD/tấn ở mức 2.245 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.197 USD/tấn. Song song đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 4,35 cent/lb ở mức 233,3 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 4,25 cent/lb ở mức 233,4 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 20/11/2021: Vụt tăng sau phiên lao dốc 2
Giá cà phê hôm nay 20/11/2021: Vụt tăng sau phiên lao dốc 3

Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 46,28 triệu USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 12,34% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 11,94% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Thị trường cà phê Trung Quốc có tính cạnh tranh cao. Do đó, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tập trung vào các nền tảng truyền thông xã hội và các kênh phân phối trực tuyến để quảng bá trực tuyến và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Bình luận