Giá cà phê hôm nay 20/4/2022: Chưa dứt đà suy yếu

(VOH) Giá cà phê ngày 20/4 điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg trên diện rộng. Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4 này.

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.900 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,800đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  40,700 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,300

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,300

-100

 Di Linh (Robusta)

40,200

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,900

-100

Buôn Hồ (Robusta)

40,800

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,800

-100

Ia Grai (Robusta)

40,800

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.800

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,700

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,800

-100

FOB (HCM)

2.143

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 20/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong quý I, người nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao. Theo phản ánh của một số người trồng, giá một số loại phân bón thậm chí tăng 40 – 50%. Một số hộ phải cắt giảm tần suất bón phân để tiết giảm chi phí . Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng khiến chi phí tưới tiêu, vận chuyển cũng tăng theo, đặc biệt khi các tỉnh trồng cà phê đang bước vào mùa khô.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay. Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 3, giá cà phê robusta mặc dù có những phiên điều chỉnh giảm theo giá thế giới, nhưng so với cuối tháng 2 vẫn tăng. Tính chung trong quý I, giá cà phê trong nước tăng khoảng 4 – 5% tuỳ khu vực.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Giá cà phê thế giới tiếp đà giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 20/4, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 5/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.074 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 2.088 USD/tấn.

Song song đó, giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 5/2022 giảm 2,2 cent/lb, ở mức 221,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 221,7 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 20/4/2022: Chưa dứt đà suy yếu 2
Giá cà phê hôm nay 20/4/2022: Chưa dứt đà suy yếu 3

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 dự kiến đạt tổng cộng 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt gần 94 triệu bao, giảm 7,1% so với niên vụ trước. Trái lại, sản lượng cà phê robusta dự kiến tăng 5,1% lên mức 73 triệu bao.

Hạn hán và các đợt băng giá gần đây đã tàn phá vụ mùa cà phê của Brazil năm nay và dự kiến sẽ kìm hãm tiềm năng tăng trưởng cho vụ cà phê của nước này trong hai năm tới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng, xuất khẩu cà phê niên vụ 2021 - 2022 của Brazil sẽ giảm 27% so với cùng kỳ xuống 33,2 triệu bao từ mức kỷ lục 45,67 triệu bao vào năm 2020 - 2021, do hạn hán và sương giá đã hạn chế sản lượng cà phê.

Tuy nhiên, vào ngày 18/1, Cơ quan Thống kê nông nghiệp Brazil (Conab) dự báo rằng sản lượng cà phê năm 2022 của Brazil sẽ phục hồi 16,8% so với cùng kỳ lên 55,7 triệu bao.

Ngoài ra, Colombia - nhà sản xuất arabica lớn thứ hai thế giới, cho biết, sản lượng cà phê tháng 3 của nước này đã giảm 13% so với cùng kỳ xuống còn 914.000 bao.

Sản lượng tại châu Á và châu Đại Dương ước tính sẽ tăng 7,1% trong niên vụ 2021 - 2022, tăng từ 48 triệu bao lên 51,4 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng của khu vực Nam Mỹ ước tính giảm 7,6%, xuống còn 77,5 triệu bao từ 83,8 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021.

Ngoài ra, sản lượng của Mexico và Trung Mỹ dự kiến giảm 3,5%, từ 19,7 triệu bao xuống 19 triệu bao. Sản lượng của châu Phi ước tính giảm nhẹ 0,3% xuống mức gần 19,3 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 - 2022.

Bình luận