Giá cà phê hôm nay 21/11/2022: “Lặng sóng”, áp lực vụ mới tạo sức ép lên thị trường

(VOH)-Giá cà phê ngày 21/11 đứng yên, áp lực thu hoạch vụ mùa mới và việc nâng mức lãi suất tiền tệ đang tạo sức ép lên thị trường cà phê. Thị trường cà phê tuần này dự báo vẫn chưa hết khó khăn.

Giá cà phê trong nước hôm nay đứng giá, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 38.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39,500 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 39,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 39,500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở 39,500 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở 43,500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,000

0

Lâm Hà (Robusta)

39,000

0

 Di Linh (Robusta)

38,900

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39,500

0

Buôn Hồ (Robusta)

39,400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,400

0

Ia Grai (Robusta)

39,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

39,500

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,500

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,500

0

FOB (HCM)

1,871

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 19/11/2022: “Lặng sóng”, áp lực vụ mới tạo sức ép lên thị trường 1
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm giá. Lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái, trong khi các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đang hướng tới một vụ mùa kỷ lục trong năm 2023.

Ở trong nước, hiện nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên đang bước đợt thu hoạch và nguồn cung dồi dào hơn. Nguồn cung tăng, trong khi xuất khẩu suy giảm càng tạo áp lực lên giá cà phê trong nước.

Tháng 10/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 79,83 nghìn tấn, trị giá 206,85 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng 9. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm 19,6% về lượng và giảm 4,8% về trị giá. Đây đã là tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận lượng cà phê xuất khẩu giảm.

10 tháng năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Nga, Anh, Australia, New Zealand… đều tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi, nguồn cung toàn cầu thắt chặt và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn, cùng với chi phí logistic tăng cao.

Riêng thị trường EU chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 19% về lượng và tăng 43,4% về trị giá.

Trong khối EU, ngoại trừ lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italy tăng 8,9%...

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm 7 USD, xuống 1.811 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm 7 USD, còn 1.787 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kéo dài chuỗi giảm lên phiên thứ năm.  Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 1,40 cent, xuống 151,30 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 giảm thêm 1,25 cent, còn 155,10 cent/lb, các mức giảm đáng kể.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm tất cả 25 USD, tức giảm 1,36 %, xuống 1.811 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm tất cả 38 USD, tức giảm 2,08 %, còn 1.825 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, thị trường New York có 5 phiên giảm liên tiếp suốt cả tuần. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm tất cả 18,80 cent, tức giảm 11,05 %, xuống 151,30 cent/lb, và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm tất cả 13,00 cent, tức giảm 7,73 %, còn 155,10 cent/lb, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Trong 4 nhóm cà phê chính, xuất khẩu cà phê arabica Brazil và arabica Colombia ghi nhận sự sụt giảm trong khi nhóm arabica khác và robusta lại tăng trong niên vụ 2021-2022.

Theo đó, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil đã giảm 4,3% so với vụ trước xuống còn 37,8 triệu bao. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu arabica lớn nhất thế giới đã ghi nhận lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu giảm 12,5% trong niên vụ vừa qua.

Brazil đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn do “trái vụ” cà phê arabica, trong khi xuất khẩu cũng gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển và cước phí tăng cao.

Xuất khẩu nhóm arabica Colombia cũng giảm 7,1% so với niên vụ trước xuống còn 12,14 triệu bao, mức thấp nhất kể từ năm 2015.

Colombia - nước xuất khẩu chính của chủng loại cà phê này chỉ xuất khẩu 10,8 triệu bao cà phê nhân xanh trong vụ vừa qua, thấp nhất kể từ năm 2014 do thời tiết bất lợi làm giảm nguồn cung.

Sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2021-2022 ước tính chỉ đạt 11,7 triệu bao, giảm tới 13% so với niên vụ trước đó.

Ở chiều ngược lại, khối lượng xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác tăng 1,3% trong niên vụ 2021-2022 lên 23,9 triệu bao. Khối lượng xuất khẩu kỷ lục của Peru và Nicaragua đã bù đắp cho sự sụt giảm của Honduras và Guatemala.

Xuất khẩu cà phê robustas cũng tăng 2,6% so với niên vụ trước lên mức 42,2 triệu bao. Việt Nam và Ấn Độ là hai nước xuất khẩu đạt mức tăng trưởng nổi bật trong niên vụ 2021-2022.

Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam tăng 15,1% so với niên vụ trước lên 26,8 triệu bao, còn Ấn Độ tăng 26,1% lên 5 triệu bao. Ngược lại Burundi và Uganda là hai nước xuất khẩu giảm mạnh nhất, giảm 62,1% và 10% xuống còn 134.000 bao và 5,8 triệu bao.

Các chuyên gia phân tích, áp lực thu hoạch vụ mùa mới của nhiều nhà sản xuất chính, kết hợp với việc thanh lý vị thế trước ngày thông báo đầu tiên (FND) của sàn New York tiếp tục kéo giá cà phê thế giới sụt giảm.

Trong khi đó, dự báo kinh tế thế giới vẫn đang suy thoái sẽ làm nhu cầu tiêu thụ cà phê sụt giảm. Cùng với việc nâng mức lãi suất tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ khiến đầu cơ dịch chuyển dòng vốn rời khỏi thị trường hàng hóa nói chung để đến với USDX và trái phiếu kho bạc dài hạn đang có mức lợi nhuận hấp dẫn hơn.