Giá cà phê hôm nay 21/2/2022: Tăng nhẹ phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 21/2 tăng nhẹ 100 đồng/kg trên diện rộng. Giá cà phê thế giới gặp nhiều tin tiêu cực giảm khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Ba; hàng trong nước chịu áp lực.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  41,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

+100

Lâm Hà (Robusta)

40,900

+100

 Di Linh (Robusta)

40,800

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,500

+100

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

+100

Ia Grai (Robusta)

41,400

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,400

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,300

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,300

+100

FOB (HCM)

2.310

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 21/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiện Việt Nam đang bước vào vụ mới do đó nguồn cung dồi dào hơn. Thực tế, hồi giữa tháng 1, nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung đã khiến giá cà phê nội địa và thế giới chịu áp lực.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 1 đạt hơn 163 triệu tấn, thu về hơn 370 triệu USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 2,2% về giá trị so với tháng 12 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 1/2022, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa giảm mạnh so với cuối tháng 12/2021 do nguồn cung được bổ sung vào vụ thu hoạch.

Với việc nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch, về ngắn hạn, giá cà phê được dự báo sẽ giảm. Bên cạnh đó, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil.

Ở thời điểm hiện tại, đang có 2 luồng ý kiến trái chiều dự báo sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2021 - 2022. Theo đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021 - 2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo phục hồi và tăng 2,1 triệu bao, lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.

Với việc cà phê Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê trong nước đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.

Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sản lượng sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.

Hiện giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt đi ngang ở 2 mặt hàng hồ tiêu và cà phê.

Như vậy, giá cà phê hôm nay 21/2/2022 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Tuần qua, thị trường cà phê trong nước giảm nhẹ 100 đ/kg.

 Giá cà phê thế giới suy giảm

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 19/2,  giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London trở lại suy yếu. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 xuống 2.255 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 xuống 2.235 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. 

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 xuống 246 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 còn 244,70 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tính chung cả tuần 7, thị trường London có 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên hỗn hợp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 15 USD, tức giảm 0,66 %, xuống 2.255 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 14 USD, tức giảm 0,62 %, còn 2.235 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo tương đối ổn định.

Tương tự, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 6,05 cent, tức giảm tất cả 2,40 %, xuống 246 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 5,85 cent, tức giảm 2,33 %, còn 244,70 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn điều chỉnh giảm khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3 trên các thị trường với sự thanh lý, cân đối vị thế đầu cơ khi chuyển tháng kỳ hạn giao ngay, trong khi báo cáo tồn kho do hai sàn quản lý tiếp tục đứng ở mức rất thấp.

Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) của Mỹ báo cáo tồn kho tính đến cuối tháng 1 đã giảm 0,65% so với tháng trước xuống ở mức 5.795.841 bao, trong đó có 58.539 bao đã được cấp “chứng nhận” và lưu trữ tại các kho của ICE – New York, đủ để cung ứng cho thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ trong khoảng hơn 11 tuần. Tuy là tháng thứ năm liên tiếp GCA báo cáo tồn kho giảm nhưng cũng chưa gây áp lực gì đáng kể do vẫn còn cao hơn mức thấp lịch sử 4 triệu bao được báo cáo năm 2011.

Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 14/02 đã giảm thêm 2.520 tấn tức giảm 2,74 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 89.310 tấn (tương đương 1.488.500 bao, bao 60 kg).

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 12/2021, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 12,1 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 8,9% so với 11,1 triệu bao vào tháng 12/2020.

Tuy nhiên, lũy kế trong 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2021 - 2022 (từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống mức 31,3 triệu bao.

Trong tháng 12, xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng chủ yếu là do lượng cà phê xuất khẩu của khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 37,4% so với tháng 12/2020, lên mức 4,7 triệu bao.

Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê của khu vực này trong quý đầu tiên của niên vụ 2021 - 2022 lên 11 triệu bao, tăng so với 8,5 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Trong đó, ba nhà xuất khẩu lớn nhất khu vực này là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, đóng góp 50,8% mức tăng trưởng tuyệt đối trong quý đầu tiên.

Khối lượng xuất khẩu của 3 nước trên cộng lại đã tăng thêm 1,3 triệu bao, lên 10,6 triệu bao so với 8,1 triệu bao trong quý I niên vụ 2020 - 2021.

Bình luận