Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng phục hồi tăng 200 đồng/kg, huyện Bảo Lộc giá cà phê lên mức 32.300 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh tăng lên ngưỡng 32.2000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê lên ngưỡng 33.400 đồng/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê tăng lên mức 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, lên mức 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 200 đồng/kg lên ngưỡng 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg lên mức 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng lại 300 đồng/kg lên ngưỡng 34.5000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,300 |
+200 |
— Di Linh (Robusta) |
32,200 |
+200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,200 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33,400 |
+200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,300 |
+200 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,000 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.000 |
+200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
33.300 |
+300 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,500 |
+300 |
Ảnh minh họa: internet
Hiện nay, mưa lớn tại một số khu vực của Tây Nguyên kéo dài có thể ảnh hưởng tới mùa vụ cà phê tới. Các yếu tố này có khả năng sẽ hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2019, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, xuất khẩu cà phê đạt 996,8 nghìn tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trên thị trường thế giới, trong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm. Thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do nguồn cung dư thừa. Theo báo cáo tháng 6/2019 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), mặc dù có sự gia tăng nhập khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2019, nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất trong hai năm vừa qua.
Trong 6 tháng đầu năm, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9,4%. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.706 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Trên thị trường thế giới, trong tháng 7/2019, giá cà phê thế giới biến động giảm. Nếu như đầu tháng 7/2019, giá sàn Robusta tại London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu, vẫn còn giao dịch ở khu vực 1.490 USD/tấn thì đến những ngày từ 15/7 đến 17/7 đã giảm gần 100 USD mỗi tấn. Giá cà phê giảm do áp lực bán hàng vụ mới tiếp tục đè nặng các thị trường cà phê kỳ hạn.
Giá cà phê toàn cầu trong nửa đầu tháng 8 giảm do dư cung và ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2018/19 lên 168,77 triệu bao (60 kg/bao) so với dự kiến trước đó là 167,75 triệu bao, theo Cục Xuất nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Bra-xin (Associação Brasileira de Cafés Especiais - BSCA), sản lượng cà phê đặc sản niên vụ 2018/19 có thể giảm tới 30% so với niên vụ trước.
Giá cà phê thế giới phục hồi nhẹ
Trên thị trường thế giới, 8h10 ngày 21/8/2019 giá cà phê robusta giao tháng 9/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) phục hồi tăng 5USD/tấn, tương đương 0,39% lên mức 1.293USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 cũng tăng 5USD/tấn, tương đương 0,38% lên mức 1.324 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 tăng 5USD/tấn, tương đương 0,37%, lên mức 1.350USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2020 tăng 6USD/tấn, tương đương 0,44% , lên mức 1.378USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h10 ngày 21/8/2019, phục hồi tăng nhẹ 0,30USD/tấn, tương đương 0,33%, lên mức 914USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 tăng 0,45USD/tấn, tương đương 0,47%, lên mức 952USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 tăng 0,40USD/tấn, tương đương 0,41%, lên mức 988USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 tăng 0,40USD/tấn, tương đương 0,4%, lên mức 1.012USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
1293 |
+5 |
+0.39 |
9000 |
1302 |
1273 |
1283 |
1288 |
26613 |
11/19 |
1324 |
+5 |
+0.38 |
10257 |
1332 |
1304 |
1317 |
1319 |
59499 |
1/20 |
1350 |
+5 |
+0.37 |
4525 |
1359 |
1331 |
1340 |
1345 |
29462 |
3/20 |
1378 |
+6 |
+0.44 |
2217 |
1386 |
1359 |
1367 |
1372 |
16126 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/19 |
91.45 |
+0.30 |
+0.33 |
12093 |
91.80 |
89.60 |
91.35 |
91.15 |
18261 |
12/19 |
95.25 |
+0.45 |
+0.47 |
29924 |
95.65 |
93.40 |
95.10 |
94.80 |
122520 |
3/20 |
98.80 |
+0.40 |
+0.41 |
10449 |
99.25 |
97 |
98.65 |
98.40 |
59400 |
5/20 |
101.20 |
+0.40 |
+0.4 |
7088 |
102 |
99.40 |
102 |
100.80 |
27948 |
Nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất thế giới tập trung vào thị trường Ấn Độ
Nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, CCL Products, có kế hoạch tăng cường tập trung vào thị trường Ấn Độ, nhắm tới một thị phần lớn của thị trường nội địa nhưng mới chỉ đóng góp 7% vào tổng doanh thu.
Công ty đã báo cáo doanh thu 1.100 crore rupee vào năm 2018 và có 2 cơ sở sản xuất ở Ấn Độ cùng với 2 cơ sở lần lượt tại Việt Nam và Thụy Sĩ.
CCL Products cũng đang xem xét mở rộng cơ sở tại Việt Nam, ngoài việc bổ sung công suất và đóng gói ở Ấn Độ. Công ty đã đưa ra một kế hoạch mở rộng với chi phí 20 triệu USD, theo The Economic Times.
Trong đó, 8 triệu USD sẽ sử dụng cho việc bổ sung công suất tại Việt Nam và 12 triệu USD cho sản xuất bao bì tại chi nhánh của công ty ở đặc khu kinh tế gần Chittoor, Andhra Pradesh, Ấn Độ.
CCL chuyên xuất khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan đến hơn 80 quốc gia và đang xem xét tăng số lượng thị trường xuất khẩu lên hơn 100 trong 2 - 3 năm tới, ngoài việc tập trung vào Mỹ.
Công ty có kế hoạch tăng 20 triệu USD cho việc mở rộng thị phần tại Ấn Độ và Việt Nam thông qua các khoản tích lũy nội bộ. Hoạt động tại các cơ sở mới dự kiến sẽ bắt đầu trong quí I/2020.
Chủ tịch Rajendra Prasad cho biết công ty có cơ sở hạ tầng đầy đủ tại Việt Nam và Thụy Sĩ để tăng gấp đôi công suất với các khoản đầu tư tối thiểu.