Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 47.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 47.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 47,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai ghi nhận tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 47,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 47,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông, tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 47,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng tương tự, dao động ở mức 47,900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM, dao động ở ngưỡng 51,900 đồng/kg.
8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021. Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm nay thấp hơn năm trước do năng suất thấp.
Trong quý III, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraina chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III.
Ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9/2022 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023 xuống 1,72 triệu tấn.
Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 21/9/2022, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 0,70 cent/lb, ở mức 225,85 cent/lb. Cùng với đó giá cà phê trên sàn SaoPaulo của Brazil cũng tăng theo.
Giá cà phê Robusta giao tháng 11/2022 giữ ở mức 2.238 USD/tấn, giao tháng 1/2023 ở mức 2.226 USD/tấn.
Hàng tồn kho ở quốc gia Nam Mỹ có thể giảm xuống chỉ còn 7 triệu bao (60kg/bao) vào tháng 3/2023 - mức thấp nhất từ trước đến nay.
Nguồn cung cà phê của Brazil thấp gây ra tình trạng khan hiếm toàn cầu. Đồng nghĩa giá cà phê có thể tăng cao hơn trong bối cảnh lạm phát lương thực vẫn đang kéo dài dai dẳng.
Với tình hình hiện tại của Brazil, có rất ít giải pháp để khắc phục tình hình khan hiếm nguồn cung cà phê trên toàn cầu. Điều kiện thời tiết xấu được dự báo sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới, gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
Trong tháng 7, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 9 triệu bao, giảm 8,8% so với 9,9 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này được ghi nhận trên cả 4 nhóm cà phê, riêng arabica Colombia giảm mạnh nhất với mức giảm 12,5%.
Colombia, nước xuất khẩu chính của nhóm cà phê này đã ghi nhận khối lượng xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 15,7% trong tháng 7, xuống còn 0,9 triệu bao - thấp nhất kể từ tháng 7/2017.
Nhóm cà phê arabica Brazil sau khi phục hồi trong tháng 5 và tháng 6 cũng đã giảm trở lại trong tháng 7, với mức giảm 6,7% xuống còn 2,6 triệu bao.
Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng bởi tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sự chậm trễ trong thu hoạch.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 7 tiếp tục tăng mạnh 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên hơn 1 triệu bao. Tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng lên 9,2%. Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia ở vị trí thứ ba.
Các hãng cà phê lớn từ Starbucks Corp đến JDE Peet's NV, một trong những nhà rang xay lớn nhất châu Âu, đã tăng giá để theo kịp áp lực lạm phát.