Giá cà phê hôm nay 21/9: Robusta tiếp tục tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 21/9 đứng sau phiên giảm 200 đồng phiên hôm qua. Robusta tăng 1 USD/tấn trong khi Arabica lao dốc mạnh, thị trường còn biến động theo diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Giá cà phê hôm nay 21/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 21/9, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.152 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.123USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 quay đầu giảm 3,80 cent/lb  về  mức 182,6 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 3,80 cent/lb về mức 185,4 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 21/9: Robusta tiếp tục tăng trong khi Arabica lao dốc mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 21/9: Robusta tiếp tục tăng trong khi Arabica lao dốc mạnh 3

Các nhà rang xay ngày càng quan tâm tới việc sử dụng robusta thay thế cho arabica, trong khi những hạn chế do Covid-19 ở Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta hàng đầu thế giới và tình trạng thiếu hụt container cũng khiến giá tăng.

Đầu tháng 9, giá cà phê robusta và arabica thế giới tăng khoảng 4% do nguồn cung hạn chế. Brazil bước vào kỳ nghỉ Lễ Độc Lập, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ không mấy khả quan do số ca lây nhiễm Covid-19 biến chủng mới khiến đà phục hồi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU chững lại.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê của 10 quốc gia lớn nhất, chiếm hơn 89% sản lượng thế giới, dự kiến sẽ tăng 1,1% từ 149,7 triệu bao của niên vụ trước lên 151,4 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021.

Trong đó, sản lượng của hầu hết các nhà sản xuất đều tăng, nhưng riêng sản lượng của Việt Nam và Peru dự kiến sẽ giảm lần lượt là 5% và 0,8%.

Cũng theo báo cáo, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến đạt 167,01 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019 - 2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với niên vụ 2018 - 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Với việc các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 đang được nới lỏng bên cạnh triển vọng kinh tế các nước đang tiếp đà phục hồi, tiêu dùng cà phê thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Giá trong nước hôm nay  

Giá cà phê trong nước hôm nay, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá tại Pleiku là 40.7000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  mức 40.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  42.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,900

0

Lâm Hà (Robusta)

39,900

                0

 Di Linh (Robusta)

39,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.800

               0

Buôn Hồ (Robusta)

40.700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,700

0

Ia Grai (Robusta)

40,700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,100

                 0

FOB (HCM)

22.670

                  0

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khiến thị trường cà phê bị gián đoạn và trì trệ.

Giá cước phí tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê cuối vụ 2020-2021 và cà phê vụ mới 2021-2022 bắt đầu từ 1/10 tới.

Giá tăng cũng có nguyên nhân một phần do giá cước phí vận tải biển cao. Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, song tốc độ tăng sẽ chậm lại. Thời tiết của Brazil tuần tới có khả năng sẽ có lượng mưa dồi dào khởi đầu mưa mùa Xuân.

Bình luận