Giá cà phê hôm nay 22/1/2022: Đồng loạt lao dốc

(VOH) - Giá cà phê ngày 22/1 giảm 200 đồng/kg. Thị trường hàng hóa thế giới thể hiện tâm lý tiêu cực trước cuộc họp quan trọng của Fed vào đầu tuần tới.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở  39.800 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,200

-200

Lâm Hà (Robusta)

39,200

-200

 Di Linh (Robusta)

39,100

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.000

-200

Buôn Hồ (Robusta)

39.900

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39.900

-200

Ia Grai (Robusta)

39.900

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39.900

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.800

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,000

-200

FOB (HCM)

2.2782

Trừ lùi: +55

Giá cà phê hôm nay 22/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Năm 2022, thương mại cà phê Việt Nam - Đức được dự báo sẽ diễn ra sôi động trở lại. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đức.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần nắm bắt thị hiếu tiêu dùng cà phê của Đức để nâng cao được giá trị và gia tăng thị phần.

Có vẻ như biến thể Omicron không nguy hiễm như nhiều quốc gia đã phản ứng, hàng quán mở cửa “bình thường”, sức tiêu thụ sẽ sớm trở lại cũng hỗ trợ giá cà phê Robusta.

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Đức gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) điều chỉnh ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020-21 lên mức 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước. Tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.

Giá cà phê thế giới gim mạnh 

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 22/1, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2022 được ghi nhận tại mức 2.213 USD/tấn sau khi giảm 0,63% (tương đương 14 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 237,90 US cent/pound, giảm 2,36% (tương đương 5,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Giá cà phê hôm nay 22/1/2022: Đồng loạt lao dốc 2
Giá cà phê hôm nay 22/1/2022: Đồng loạt lao dốc 3

Hiệp hội Cà phê Lào (LCA) đang lo lắng về việc sản lượng cà phê trong nước liên tục sụt giảm mạnh, đặc biệt là khi so sánh với số liệu của thập kỷ trước. Trong khi đó, giá mặt hàng này đang dần tăng lên, The Phnom Penh Post đưa tin.

Theo một bản cập nhật do LCA công bố, sản lượng cà phê hàng năm của Lào có thể giảm xuống 20.000 tấn vào năm 2022, từ mức 50.000 tấn trong giai đoạn 2005-2006. Các nhà sản xuất hiện đang lo ngại xu hướng này có thể tiếp tục trong những năm tới.

Đối mặt với thách thức mới mẻ này, ông Sisanouk Sisombath, Cố vấn LCA kiêm Chủ tịch Tập đoàn Sinouk, đã gặp gỡ các đại diện truyền thông vào ngày 14/1 để cung cấp thông tin cập nhật về giá và sản lượng cà phê ở Lào cũng như trên thị trường toàn cầu.

Ông cho biết, giá cà phê nhân đã tăng gấp ba lần so với số liệu trong 10 năm qua. Đồng thời, việc sản lượng cà phê tiếp tục giảm ở thị trường nội địa và toàn cầu là do biến đổi khí hậu và sự xâm nhập của côn trùng gây hại cho cây trồng.