Giá cà phê hôm nay 22/12/2021: Đồng loạt phục hồi tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 22/12 quay đầu tăng 200 đồng/kg. Giá cà phê tăng trở lại khi xuất hiện một số thông tin tích cực về nguồn cung và nhu cầu.

Giá trong nước phục hồi

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.200 đồng/kg và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 200đồng/kg, dao động ở mức 41.2000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,500

+200

Lâm Hà (Robusta)

40,500

+200

 Di Linh (Robusta)

40,400

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.300

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41.200

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.200

+200

Ia Grai (Robusta)

41.200

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.200

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.200

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,600

+200

FOB (HCM)

2.372

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 22/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Sau phiên điều chỉnh giảm đầu tuần, giá cà phê thế giới lấy lại đà tăng trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ đầu cơ. Việt Nam chưa thể đưa cà phê vụ mới sớm ra thị trường như đã dự kiến do thiếu hụt nhân công thu hái. Cơn bão số 9 vừa kết thúc, cơ quan khí tượng đã dự báo, những ngày cuối tháng 12/2021 dải thấp xích đạo có xu hướng hoạt động mạnh, có khả năng hình những nhiễu động trên khu vực phía nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng tới thời tiết các tỉnh Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Dự báo gây mưa trên diện rộng vào cuối tuần này khiến thu hoạch cà phê bị đình trệ.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đang gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu cà phê bởi thị trường chính cho xuất khẩu cà phê Việt Nam là châu Âu (EU) đang phải đương đầu với làn sóng dịch bệnh khiến sức mua giảm.

Theo các chuyên gia, sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam có những điểm yếu: Thiếu bền vững, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý; Khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt đối với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình…

Việt Nam là một quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, tuy nhiên giá trị xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với tiềm năng. Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, chúng ta cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát giá cà phê sáng ngày 22/12/2021, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.423 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.3017 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 4,15 cent/lb, ở mức 228,25 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 4,1 cent/lb, ở mức 228,2 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 22/12/2021: Đồng loạt phục hồi tăng 2
Giá cà phê hôm nay 22/12/2021: Đồng loạt phục hồi tăng 3

Các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất toàn cầu bị đình trệ. Sự mất cân đối cung - cầu khiến giá tăng và đẩy lạm phát lên cao, tạo bức tranh không mấy sáng sủa cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước thu nhập thấp.

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 9,7 triệu bao, giảm 4,4% so với 10,1 triệu bao của cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cà phê arabica giảm 8,8%, xuống còn 6,2 triệu baom, nhưng bù lại xuất khẩu cà phê robusta tăng 4,4%, lên 3,51 triệu bao.

Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với cà phê arabica Brazil, giảm từ 4,1 triệu bao của tháng 10/2020 xuống chỉ còn 3,6 triệu bao trong tháng 10. Tiếp theo là cà phê arabica Colombia, giảm 11,3% xuống còn 1,1 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê nhân lên tới 8,5 triệu bao trong tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022, giảm 6,1% so với 9,1 triệu bao của tháng 10 năm ngoái. Nhìn chung, xuất khẩu cà phê của các nước vẫn chủ yếu là cà phê nhân, chiếm 90,6% và 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu tương ứng trong các niên vụ cà phê 2021-2022 và 2020-2021.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiếp tục nâng ước tính về tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 lên 167,7 triệu bao, tăng so với mức 164,5 triệu bao của niên vụ 2019-2020. Chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong niên vụ 2020-2021 rút xuống còn gần 2 triệu bao.

Bình luận