Giá cà phê hôm nay 23/11/2020: Chờ tín hiệu thị trường, giá cà phê trên cả 2 sàn đứng yên

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/11 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới ổn định.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 32.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng không đổi, tại Cư M'gar dao động ở mức 33.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở  ngưỡng 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 32.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 32.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum không đổi, dao động ở  mức 32.800 đồng/kg.     

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định ở ngưỡng  34.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

32,500

0

— Lâm Hà (Robusta)

32,500

0

— Di Linh (Robusta)

32,400

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

33.200

0

— Buôn Hồ (Robusta)

33,000

0

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,900

0

_ Ia Grai (Robusta)

32,900

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,900

0

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.800

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,600

0

Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê robusta tăng do nguồn cung cà phê robusta toàn cầu bị gián đoạn do thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, chiếm 56% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng. Bộ Nông nghiệp Brazil dự báo, sản lượng cà phê robusta thế giới trong niên vụ 2020-2021 đạt 74,3 triệu bao (bao 60kg), tăng 1,6% so với niên vụ 2019 - 2020.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta của Việt Nam giảm 3% so với niên vụ 2019-2020, đạt 29,2 triệu bao.

Sản lượng cà phê arabica thế giới niên vụ 2020-2021 dự báo đạt 101,8 triệu bao, tăng 8,5% so với niên vụ 2019-2020.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết dự báo của USDA về thị trường thế giới: sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt mức cao kỉ lục do Brazil bước vào năm sản xuất chính.

Sản lượng cà phê thế giới năm 2020-2021 tăng 9,1 triệu bao so với năm trước, đạt mức kỉ lục 176,1 triệu bao, trong đó Brazil dự kiến chiếm phần lớn sản lượng khi vụ Arabica bước vào năm sản xuất chính của chu kỳ sản xuất hai năm 1 lần.

Brazil - nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, ước đạt 61,62 triệu bao, chiếm 35% sản lượng toàn cầu.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt 47,3 triệu bao, chiếm 46,4% tổng sản lượng arabica toàn cầu; robusta đạt 14,2 triệu bao, chiếm 19% tổng sản lượng cà phê robusta.

Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư BBA dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm 14 - 21% do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và sự thay đổi chu kì sản xuất cà phê arabica.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD). Riêng cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hòa tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1365

0

0

2

1365

1365

0

1370

1101

01/21

1386

0

0

8425

1405

1374

1392

1391

39979

03/21

1395

0

0

5488

1418

1387

1405

1403

33155

05/21

1408

0

0

1412

1429

1400

1419

1416

13834

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

115.5

0

0

114

121.2

114.5

120.55

120.65

1755

03/20

118.05

0

0

26480

124.25

116.75

123.55

123.2

115791

05/21

119.95

0

0

7351

126.1

118.7

125.3

125.05

43164

07/21

121.6

0

0

4901

127.7

120.3

126.95

126.65

34892

Giá cà phê giao dịch sáng nay 23/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 đi ngang ở mức 1.386 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 ổn định ở ngưỡng 1.395 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 đi ngang ở mức 118,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 ổn định ở ngưỡng 119,95 cent/lb.

Jamaica hi vọng sẽ duy trì lượng cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản ngang bằng với những năm trước. Tuy nhiên, cà phê của quốc gia này đang mất dần vị thế để được nhập khẩu sang các quốc gia giàu hơn, The Gleaner đưa tin.

Dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc cho thấy, Nhật Bản hiện đang nhập khẩu nhiều cà phê hơn từ các nước Đức, Italia và Iran so với từ Jamaica. Đây là một sự thay đổi lớn bắt đầu diễn ra từ năm 2019.

Ông Jason Sharp, Giám đốc Công ty Coffee Traders Limited, cho biết: “Những quốc gia này là những nhà kinh doanh cà phê lớn trên thế giới, vì vậy việc xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ là giao dịch thứ cấp”.

Ông nói thêm rằng, sự thay đổi này không phải là một mối đe dọa, bởi vì các quốc gia nêu trên kinh doanh cà phê với phân khúc giá rẻ trong khi cà phê của Jamaica thuộc một phân khúc cao cấp hơn, đáp ứng nhu cầu nhất định của người tiêu dùng.

Bình luận