Chờ...

Giá cà phê hôm nay 23/7/2020: Tiếp tục khởi sắc trên cả 2 sàn, giao dịch tăng

 (VOH) - Giá cà phê ngày 23/7 tiếp tục tăng thêm 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê giới cũng tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tiếp tục tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà  lên mức 32.300 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  lên  ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 32.700 đồng/kg

Giá cà phê tại Đắk Nông  cũng tăng 200 đồng/kg, dao động lên ngưỡng  32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  tăng 300 đồng/kg , lên  mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  tăng 300 đồng/kg  lên ngưỡng  34.300đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.470 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,300

+200

— Lâm Hà (Robusta)

32,300

+200

— Di Linh (Robusta)

32,200

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.000

+200

— Buôn Hồ (Robusta)

32,700

+200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

32,700

+200

_ Ia Grai (Robusta)

32,700

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,700

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.800

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

34,300

+300

Giá cà phê hôm nay 23/7/2020

Ảnh minh họa: internet

Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.          

Theo Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 6/2020 đạt 63.800 tấn, với 108,08 triệu USD. Ước xuất khẩu tháng 6/2020 đạt 127,600 nghìn tấn với 216,16 triệu USD, so với tháng 6/2019 giảm 10,42% về lượng và giảm 9,23% về trị giá.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 942.616 tấn với 1,482 tỷ USD, so với cùng kỳ 2019 tăng 2,56% về lượng nhưng giảm gần 0,6% về trị giá.

Đức, Ý và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).

Tổng cục Hải quan Việt Nam đầu tuần này cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 6 giảm tới 11,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 127,7 nghìn tấn.

Tuy nhiên, xuất khẩu lũy kế hai quý đầu năm vẫn đạt 941.057 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Báo cáo chi nhánh của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 của Việt Nam có thể chỉ đạt 30,2 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.

Giá cà phê thế giới quay đầu tăng

Giá cà phê hai sàn tiếp nối đà tăng khi USDX tiếp tục suy yếu và việc Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán tại Houston và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đã đưa căng thẳng giữa Mỹ – Trung leo thang hơn nữa…

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/20

1357

+40

+3.04

18419

1359

1311

1316

1317

52598

11/20

1370

+38

+2.85

12809

1371

1326

1330

1332

33375

01/21

1382

+40

+2.98

3508

1382

1338

1341

1342

15236

03/21

1393

+39

+2.88

1242

1394

1351

1351

1354

11528

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/20

108.35

+6.60

+5.9

32829

108.75

101.25

101.75

101.75

100790

12/20

111.00

+6.50

+5.65

17229

111.45

104.05

104.5

104.5

68282

03/21

113.00

+6.40

+5.44

6782

113.35

106.15

106.55

106.6

41419

05/21

114.05

+6.30

+5.24

4495

114.3

107.45

107.45

107.75

24355

Mở cửa phiên giao dịc ngày 23/7/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 40 USD, lên 1.357 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 38 USD, lên 1.370 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 6,6 cent, lên 108,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 6,50 cent, lên 111,00 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch tăng lên rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng mạnh 1,84%, lên ở mức 1 USD = 5,1150 Reais, mức cao nhất kể từ hôm 16 tháng Sáu do lạc quan về cải cách thuế của chính phủ Brasil đã thúc đẩy tinh thần của nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chỉ số USDX tiếp tục sụt giảm khi Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston với lý do “bảo vệ tài sản trí tuệ” và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đã đưa căng thẳng giữa hai nước leo thang hơn nữa. Đồng thời, sự phê duyệt 1,8 ngàn tỷ Euro để phục hồi kinh tế của lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) góp phần nâng cao giá trị của các loại tiền tệ khác so với đồng bạc xanh cũng thúc đẩy các thị trường hàng hóa tích cực hơn.

Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh trên cả hai thị trường kỳ hạn do tác động của thị trường tài chính đã gây bất ngờ, trong khi yếu tố cung cầu vẫn không có điều gì mới ngoài báo cáo Brasil đã thu hoạch được gần 70% vụ mùa năm nay. Tuy nhiên, giới thương mại các thị trường phái sinh cũng ghi nhận dòng vốn đầu cơ chảy về hai sàn cà phê kỳ hạn đã tăng mạnh, hứa hẹn giá cà phê thế giới sẽ có nhiều biến động tích cực trong quý III năm nay.

Giá cà phê hôm nay 22/7/2020: Phục hồi tăng mạnh 400- 600 đồng/kg - Giá cà phê ngày 22/7 phục hồi tăng 400- 600 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/7/2020: Euro tăng nhanh sau thoả thuận của EU – Đồng Đô la Mỹ đã tăng giá nhưng đà giảm vẫn còn, đặc biệt là so với đồng Euro, sau khi thỏa thuận kích thích của EU đã giúp cải thiện tâm lý đối với đồng tiền này.