Chờ...

Giá cà phê hôm nay 23/8: “Lặng sóng” phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Giá thế giới cũng không đổi.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 38.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 37.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 37.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 37.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đứng yên, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 38.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 37.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng ổn định, giá tại Pleiku là 38.5000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 38.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông không biến động, dao động ở ngưỡng 38.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở  mức 38.100 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  39.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

37,400

0

Lâm Hà (Robusta)

37,400

                0

 Di Linh (Robusta)

37,300

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

38.500

0

Buôn Hồ (Robusta)

38.300

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

38,200

0

Ia Grai (Robusta)

38,200

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

38,200

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

38.100

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

39,600

         -100

Giá cà phê hôm nay 23/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 16,7% về trị giá so với tháng 6/2021, so với tháng 7/2020 ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định: Dù Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã khởi động và tạo dựng một chương trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê ngon – đặc sản, chú trọng đến chất lượng tách cà phê uống trên thị trường nội địa và khuyến khích xuất khẩu cà phê sạch, giá trị cao, nhưng lệnh giãn cách xã hội đang làm chậm quá trình liên kết giữa nông dân và chuỗi quán vốn rất được chú trọng trong sản xuất cà phê bền vững.

Với các hợp đồng giữa nông dân và chuỗi quán đã thiết lập trước thời giãn cách, hiện nay các chuỗi quán vẫn tiếp tục mua cà phê nguyên liệu Robusta với mức cao, từ 50-60 triệu đồng/tấn thì so với thị trường thương mại hiện nay chỉ quanh 37-37,2 triệu đồng/tấn.

Theo vị chuyên gia, thách thức của cà phê thương mại xuất khẩu đại trà ngày càng rõ, theo hướng tiêu cực, thì cách đi của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột càng tỏ ra đúng hướng. Nông dân sản xuất cà phê bền vững đang cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, không chỉ từ chính sách mà còn cần được kích hoạt bằng những gói hỗ trợ tài chính và tín dụng. Cần thấy rằng đại dịch còn kéo dài và không còn cách nào khác là phải sống chung với nhiều lần giãn cách dài ngày hay ngắt quãng. ”Nên chăng các cấp chính quyền xem đây là một cái nền mới, vững chắc hơn cho một ngành cà phê trong thời kỳ “bình thường mới””, ông Nguyễn Quang Bình nêu quan điểm.

Giá cà phê thế giới tăng

Phiên giao dịch ngày 23/8, lúc 9h30, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London, kkỳ hạn giao ngay tháng 9 ở mức  1.862 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng đi ngang ở mức 1.882 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đi ngang. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 ở mức 178,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 không đổi là 181,50 cent/lb.

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 34 USD, tức tăng 1,86 %, lên 1.862 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 46 USD, tức tăng 2,51 %, lên 1.882 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Tuy nhiên, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 4,50 cent, tức giảm 2,46 %, xuống 178,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 4,25 cent, tức giảm 2,28 %, còn 181,50 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê Arabica sụt giảm trước ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 9 khi đã “quá mua” trước đó do lo ngại sản lượng Brasil vụ tới sụt giảm vì đợt sương giá trong tháng Bảy.

Trái lại, giá cà phê Robusta tiếp nối đà hồi phục trước thông tin nhà sản xuất hàng đầu xuất khẩu sụt giảm, vì giá cước vận tải biển đã tăng cao ngất ngưởng khiến các thị trường nhập khẩu chưa muốn mua hàng vào lúc này.

Thị trường cũng dễ dàng nhận thấy dòng vốn đầu cơ đã chuyển mạnh sang thị trường cà phê Arabica do lợi nhuận biên của sàn New York đang có sức hấp dẫn hơn trong ngắn hạn.

Tính đến thứ Hai ngày 16/08, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận đã giảm thêm 1.090 tấn, tức giảm 0,77 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 141.330 tấn (tương đương 2.355.500 bao, bao 60kg).

Trong báo cáo tháng 7, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2020 - 2021 đạt 169,6 triệu bao (60kg/bao), tăng nhẹ 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% lên 99,2 triệu bao. Ngược lại, sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống còn 70,4 triệu bao.

Xét theo khu vực, sản lượng của châu Phi dự kiến không đổi ở mức 18,68 triệu bao của niên vụ trước. Sản lượng tại châu Á và châu Đại Dương dự báo giảm 1,1% so với niên vụ 2019 - 2020 xuống 48,93 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021.

Sản lượng cà phê tại Trung Mỹ và Mexico cũng được dự báo sẽ giảm 2,1% xuống còn 19,19 triệu bao do thời tiết không thuận lợi làm giảm triển vọng sản xuất của nhiều quốc gia trong khu vực.

Trong khi đó, sản lượng cà phê tại khu vực Nam Mỹ trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến đạt 82,8 triệu bao, tăng 2% so với mức 81,2 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020.