Chờ...

Giá cà phê hôm nay 25/11/2021: Đồng loạt giảm mạnh 500 đồng/kg do tác động từ thị trường thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 25/11 giảm 500 đồng/kg, Arabica tăng mạnh cao nhất 10 năm qua, cảnh báo sự khan hiếm hàng càng gay gắt. Giá Robusta đã "hạ nhiệt" khi vụ mới tại Việt Nam sắp ra thị trường.

Giá trong nước suy yếu

Giá cà phê trong nước sáng nay quay đầu giảm, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động ở  mức 41.100 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,400

-500

Lâm Hà (Robusta)

40,400

-500

 Di Linh (Robusta)

40,300

-500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.200

-500

Buôn Hồ (Robusta)

41.100

-500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.100

-500

Ia Grai (Robusta)

41.100

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.100

-500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.100

-500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,500

-500

FOB (HCM)

2.336

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 25/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Với vụ cà phê mới ở Việt Nam, do thời tiết và các biện pháp phòng chống dịch nên tiến độ thu hái bị chậm và dự kiến sẽ kéo dài gấp đôi mọi năm. Trong khi đó, mối lo nhân công vẫn đang khiến người nông dân trồng cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như ''ngồi trên lửa''.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích khoảng 131.000ha. Mùa vụ năm 2021, sản lượng toàn tỉnh ước đạt 332.000 tấn và cần khoảng 13 triệu ngày công lao động thu hái cà phê. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Do đó, tình trạng thiếu hụt nhân công thu hái cà phê có thể xảy ra.

Tỉnh Gia Lai có hơn 87.700ha cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh. Tuy nhiên, theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, mùa thu hoạch cà phê các năm trước có một lượng lớn lao động từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định... lên trợ giúp. Nhưng năm nay, mặc dù giá nhân công tăng cao hơn nhưng lượng người đến hái cà phê lại giảm mạnh. Nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch bệnh, lũ lụt... nên người lao động đi lại khó khăn.

Còn tại tỉnh Đắk Nông, theo ông Hoàng Viết Nam, Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh - Xã hội tỉnh Đắk Nông, bộ phận chuyên môn của đơn vị đang phối hợp với các địa phương rà soát người chưa có việc làm, người lao động vừa trở về từ các tỉnh, thành phố để giới thiệu, huy động lực lượng này cùng nông dân địa phương thu hoạch cà phê cho người dân.

Giá cà phê thế giới trái chiu

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 25/11 giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 16 USD/tấn ở mức 2.281 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 12 USD/tấn ở mức 2.222 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 3,75 cent/lb ở mức 246,3 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 3,35 cent/lb ở mức 245,4 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 25/11/2021: Đồng loạt quay đầu giảm mạnh 500 đồng/kg do tác động từ thị trường thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 25/11/2021: Đồng loạt quay đầu giảm mạnh 500 đồng/kg do tác động từ thị trường thế giới 3

Giá cà phê Arabica tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất 10 năm qua, trong khi đó Robusta có lúc đã vượt khỏi mốc 2.300 USD/tấn. Tuy cà phê trên sàn London biến động nhẹ, nhưng cà phê trong nước lại giảm sâu, trung bình mất 500 đồng/kg.

Các thị trường cà phê và hàng hóa nói chung cũng đang được hưởng lợi nhờ lượng tiền từ các Ngân hàng Trung ương tung ra lượng tiền mặt “khổng lồ” đã kích cầu nền kinh tế sau nới lỏng giãn cách.

Giá Robusta đã "hạ nhiệt" khi có thêm nhiều thông tin hàng vụ mới của Việt Nam đã gần ra thị trường.

Báo cáo mới nhất của USDA cho thấy sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ mới 2021/2022 không thiếu hụt đến mức nghiêm trọng như thị trường lo ngại.

Nhìn chung, đà tăng của cà phê do lo ngại nguồn cung toàn cầu sụt giảm vì thời tiết bất lợi và nhất là gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch bệnh vẫn còn dai dẳng, bất chấp báo cáo mới nhất của USDA cho thấy sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ mới 2021/2022 không thiếu hụt đến mức “nghiêm trọng”.

Thị trường cà phê và hàng hóa nói chung đang được hưởng lợi nhờ lượng tiền từ ngân hàng trung ương các nước tung ra để góp phần ngăn ngừa lạm phát, kích cầu nền kinh tế sau nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này giống như "bong bóng", một khi chuỗi cung ứng được khai thông thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là các thị trường cà phê với giá trừ lùi (dif.) cao ngất ngưởng như hiện nay.

Trong một diễn biến khác, một nhà tiếp thị cho biết, nông dân có thể kiếm được lợi nhuận ấn tượng bất chấp sản lượng cà phê thế giới dự kiến sẽ thiếu hụt 14 triệu bao do nhu cầu trên thị trường toàn cầu đang tăng lên, theo The Standard.

Theo ông Kamau Kuria, Giám đốc điều hành của Coffee Management Service (CMS) (Kenya), nhu cầu tiêu thụ cà phê hiện ở mức 172 triệu bao so với mức sản lượng là 158 triệu bao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng giá đối với mặt hàng này.

Ông Kuria cho biết, cho đến nay, thị trường quốc tế đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng loại cà phê arabica chất lượng sau khi Brazil, nhà cung cấp cà phê hàng đầu thế giới, trải qua tình trạng hạn hán và băng giá.

Ông chia sẻ: “Trong khi đối thủ của Kenya là Brazil đang trải qua điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chúng tôi mong đợi lợi nhuận tốt cho nông dân và kỳ vọng sẽ gặt hái được một vụ thu hoạch bội thu”.

Tuy nhiên, ông cho biết, sản lượng cà phê của Kenya vẫn ở mức thấp là 28.000 tấn. Trong đó, sản lượng cà phê tại các quận Murang'a, Kiambu, Nyeri và Meru của Mt Kenya có xu hướng giảm trong bối cảnh các khu vực này tăng cường phát triển bất động sản.