Giá cà phê hôm nay 25/8/2022: Vụt tăng 1.000 đồng/kg trên diên rộng

(VOH) Giá cà phê ngày 25/8 bất ngờ tăng vọt lên 1.000 đồng/kg. Nổi lo thiếu hụt nguồn cung từ các nước sản xuất hàng đầu đã đẩy giá cà phê tăng nóng trên cả hai sàn…

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 1.000 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 50.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 49.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 1.000 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 49.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 49.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 1.000 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 50,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 50,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, giá ở Pleiku là 50,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 50,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 50,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở mức 50,100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 54,100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

49,700

+1.000

Lâm Hà (Robusta)

49,700

+1.000

 Di Linh (Robusta)

49,600

+1.000

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

50,200

+1.000

Buôn Hồ (Robusta)

50,100

+1.000

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

50,100

+1.000

Ia Grai (Robusta)

50,100

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

50,100

+1.000

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

50,100

+1.000

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

54,100

+1.000

FOB (HCM)

2,403

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 25/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao, thì cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD. Cùng với nguồn cung khan hiếm và những lo ngại về thời tiết ảnh hướng đến vụ mùa tới, thị trường thế giới tiếp tục gia tăng thu mua cà phê. Điều này sẽ giúp thị trường cà phê trong nước được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Theo Bloomberg, tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Theo ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cà phê robusta của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023 xuống 1,72 triệu tấn.

Dự trữ ngày càng cạn kiệt trong khi triển vọng sản lượng trong niên vụ tiếp theo không được tích cực giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cà phê đang phục hồi sau đại dịch. Giá cà phê robusta đã tăng 17% tức mức thấp nhất 10 tháng hồi giữa tháng 7 do thị trường quan ngại nguồn cung từ Brazil và Châu Phi giảm.

Cà phê robusta, nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hoà tan hoặc phối trộn với hạt cà phê arabica để pha espresso, dường như đang quay trở lại đà tăng giá. Thông thường, giá cà phê robusta rẻ hơn rất nhiều so với arabica, do đó trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay, nhu cầu cà phê robusta càng tăng cao.

Hàng tồn kho tại Việt Nam giảm mạnh do lượng cà phê xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 17% lên 1,13 triệu tấn, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan. Việc gia tăng xuất khẩu còn được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện. Tuy nhiên, đà tăng xuất khẩu được cho là kho có thể duy trì do lượng hàng dự trữ ngày càng thu hẹp.

Điều này thể hiện ngay trong tháng 7 khi lượng hàng xuất khẩu chỉ đạt giần 114 nghìn tấn, giảm 17% so với tháng 6 và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời đây là tháng giảm thứ 7 liên tiếp từ đầu năm đến nay.

Ông Phan Hùng Anh, Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Thương mại Cà phê Quang Minh tại tỉnh Bình Dương, cho biết: “Chúng tôi lo ngại tình trạng thiếu hụt hàng sẽ kéo dài đến tháng 11. Lượng hàng nằm trong tay người dân có lẽ chỉ khoảng 2% sảng lượng hàng năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 13%”.

Giá cà phê tại tỉnh Đắc Lắk, nơi chiếm khoảng 1/3 sản lượng của cả nước, tuần trước đã chạm mốc kỷ lục 49.100 đồng/kg do tồn kho giảm. Giá cà phê xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay trung bìnhđạt mức 2.261 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch của Intimex Group, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam cho biết những năm qua giá cà phê thấp khiến người dân giảm diện tích cây trồng này và chuyển sang trồng trái cây có lợi nhuận cao hơn. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng của niên 2022 - 2023.

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh

Giá cà phê thế giới chiều ngày 25/8/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà tăng phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 86 USD, lên 2.340 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 90 USD, lên 2.348 USD/tấn, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức “khủng”, hiếm thấy.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 10,75 cent, lên 239,00 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng thêm 9,85 cent, lên 232,25 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 25/8/2022: Vụt tăng 1.000 đồng/kg trên diên rộng 2
Giá cà phê hôm nay 25/8/2022: Vụt tăng 1.000 đồng/kg trên diên rộng 3

Báo cáo tồn kho hai sàn tiếp tục sụt giảm, trong khi giới thương không muốn đưa cà phê về hai sàn để đăng ký bán đấu giá vì mức giá ở các thị trường nhập khẩu bên ngoài có sức hấp dẫn hơn. Tình hình này không dễ dàng thay đổi nếu giá trên các thị trường kỳ hạn không có sự chuyển mình khả dĩ, giá kỳ hạn tăng nóng phiên vừa qua có ý nghĩa như vậy.

Người Brasil đang bận tập trung thu hoạch cà phê Arabica giai đoạn cuối, qua đầu tháng 9 hạt cà phê vụ mới mới sẵn sàng, trong khi tỷ giá đồng Reais tiếp tục được cải thiện khiến họ không mặn mà bán cà phê vào lúc này. Cà phê Robusta tại thị trường nội địa Việt Nam dường như hiện đã khô cạn, giới xuất khẩu cũng không muốn đưa cà phê về kho ICE – Europe đăng ký đấu giá vì chi phí logistics quá tốn kém.

Bình luận