Giá cà phê hôm nay 26/5/2022: Vụt tăng mạnh trên diện rộng

(VOH) Giá cà phê ngày 26/5 bật tăng mạnh 600 đồng/kg theo giá thế giới. Việt Nam vượt Brazil, trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.

Giá cà phê trong nước sáng nay bật tăng 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.700 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,600đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,600đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,600đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,600đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động  ở  41,500đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

+600

Lâm Hà (Robusta)

41,200

+600

 Di Linh (Robusta)

41,100

+600

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,700

+600

Buôn Hồ (Robusta)

41,600

+600

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,600

+600

Ia Grai (Robusta)

41,600

+600

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,600

+600

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,500

+600

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,600

+600

FOB (HCM)

2.135

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 26/5/2022Ảnh minh họa: internet

Trong quý I, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng lên 30,3% trong khi Brazil lại giảm xuống còn 27,8%. Điều này giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê số 1 cho Nhật Bản.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý I, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Ethiopia và giảm nhập khẩu từ các thị trường Brazil, Colombia.

Theo đó, Nhật Bản nhập khẩu đạt 35,5 nghìn tấn cà phê Việt Nam, tương đương 71 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này đưa Việt Nam trở thành thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 24,3% trong quý I/2021 lên 30,3% trong quý I/2022.

Ngược lại, Nhật Bản giảm nhập khẩu cà phê từ Brazil xuống còn 33 nghìn tấn, tương đương 103 triệu USD, giảm 23% về lượng nhưng tăng 13% về giá trị so với quý I/2021.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 10,5 nghìn tấn, tương đương 26 triệu USD, tăng 40% về lượng và tăng 62% về trị giá so với tháng 4/2021.

Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 45 nghìn tấn, tương đương 110 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu cũng cho thấy trong tháng 4, giá cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2.458 USD/tấn, tăng 16% so với tháng 4/2021.

Tính chung 4 tháng, giá cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2.440 USD/tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê thế giới bật tăng 

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 26/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 45 USD/tấn ở mức 2.088 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 43 USD/tấn ở mức 2.088 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 3,2 cent/lb, ở mức 217,05 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 3,25 cent/lb, ở mức 217,3 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 26/5/2022: Vụt tăng mạnh trên diện rộng 2
Giá cà phê hôm nay 26/5/2022: Vụt tăng mạnh trên diện rộng 3

Giá cà phê trên 2 sàn có phiên tăng tốt sau thông tin thời tiết không thuận lợi tại các vùng cà phê Brazil. Bên cạnh đó còn được sự hỗ trợ của USDX sụt giảm. Phiên vừa qua, thị trường có hồi phục do tin thời tiết khô hạn của Brazil, nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo đây có thể là chiêu mà giới đầu cơ vẫn dùng để kích thích giá tăng mạnh sau đó bán hàng ồ ạt ra để chốt lời.

Còn về trung hạn, theo các chuyên gia, giá cả hàng hóa nói chung tiếp tục sụt giảm trước lo ngại lãi suất cơ bản tiền tệ sẽ được nhiều ngân hàng nhà nước nâng lên nhằm ngăn ngừa lạm phát vượt mức. Tỷ giá các tiền tệ mới nổi tiếp nối đà tăng khiến sức mua đầu cơ bị chùng lại, vì giá cả nhiều loại hàng hóa trở nên đắt đỏ. Điều này khiến giá cà phê rơi vào thế bất lợi. Trong khi áp lực bán hàng cà phê vụ mới từ các nước sản xuất chính vẫn còn nguyên.

Rabobank dự kiến thị trường cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê 2022/2023 sẽ trở lại dư thừa 1,7 triệu bao so với mức thiếu hụt 5,1 triệu bao trong niên vụ 2022/2022. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cà phê giảm trong những phiên đầu tuần.

Trên sàn giao dịch London, ngày 18/5, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 11/2022 tăng lần lượt 1,0%, 1,3% và 1,4% so với ngày 9/5/2022, lên mức 2.104 USD/ tấn, 2.105 USD/tấn và 2.100 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 18/5, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 cùng tăng 8,0% so với ngày 9/5/2022, lên mức 227,2 US cent/lb, 227,25 US cent/lb và 226,9 US cent/lb.

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 18/5, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 tăng lần lượt 4,9%, 8,3% và 8,5% so với ngày 9/5/2022, lên mức 282,55 US cent/lb, 284,5 US cent/lb và 282,75 US cent/lb.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.159 USD/ tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, tăng 21 USD/ tấn (tương đương mức tăng 1,0%) so với ngày 9/5/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương)