Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 31.800 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg không đổi, giá tại Pleiku là 32.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức 32.600 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 34.100 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.476 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
31,800 |
+500 |
Lâm Hà (Robusta) |
31,800 |
+500 |
Di Linh (Robusta) |
31,700 |
+500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
32.900 |
+500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
32.700 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
32,600 |
+500 |
Ia Grai (Robusta) |
32,600 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
32,600 |
+500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
32.600 |
+500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
34,100 |
+500 |
Nguồn cung không quá dồi dào, lại thêm một số yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất đẩy mạnh mua vào khi dấu hiệu bán của nông dân chậm lại. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường không chắc chắn do đại dịch covid-19 bùng phát lần thứ ba vẫn là mối quan ngại lớn.
Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với cà phê robusta và 1,4 tấn /ha nhân đối với cà phê arabica. Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích cà phê được chứng nhận bền vững; đứng thứ 2 về xuất khẩu và chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu.
Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cho biết, thị trường cà phê đã trải qua chu kỳ giảm giá 4 năm liên tiếp. Với việc sản lượng cà phê toàn cầu và Việt Nam đang có xu hướng giảm như hiện nay, giá cà phê có thể phục hồi trong năm 2021.
Nhu cầu đối với phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu cũng tăng do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Giá cà phê thế giới bật tăng
Mở cửa phiên giao dịch ngày 26/3, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 34 USD, lên 1.399 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 29 USD, lên 1.416 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 1,9 cent, lên 128,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 1,85 cent, lên 130,5 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm thêm 1,23 %, tỷ giá ở mức 1 USD = 5,7400 Reais, mức thấp liên tiếp phiên thứ ba.
Trong khi đó, dữ liệu báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo và việc Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tăng nhanh số người được tiêm vắc xin phòng covid-19 cũng khiến thị trường lạc quan hơn, bảng giá của nhiều hàng hóa đã lấy lại màu xanh, các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng tăng lên mức cao mới.
Giá cà phê kỳ hạn thế giới còn có sự hỗ trợ rất đáng kể với mối lo thông tin tàu vận tải container mắc cạn tại kênh đào Suez đã cản trở việc lưu thông cà phê toàn cầu, nhất là cà phê Robusta từ Việt Nam qua châu Âu, cũng như sự lưu thông hàng hóa thế giới có giá trị lên tới 9,6 tỷ USD đi qua mỗi ngày. Theo dự kiến, kênh đào Suez sẽ được khai thông khoảng thứ Tư tuần sau, nhưng một số hãng vận tải biển cho rằng không chắc chắn nên đã chọn lối đi vòng dù chi phí khá tốn kém.
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, năm 2020, Đức tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Honduras, Italia, nhưng giảm từ Việt Nam và Colombia.
Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Đức từ Brazil trong năm 2020 đạt 407,3 nghìn tấn, trị giá 934,82 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 15,6% về trị giá so với năm 2019.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 33,54% trong năm 2020, tăng so với 31,33% trong năm 2019.
Ngược lại, nhập khẩu cà phê của Đức từ Việt Nam trong năm 2020 giảm 3,6% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với năm 2019, đạt 238,84 nghìn tấn, trị giá 385,22 triệu USD.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 19,67% trong năm 2020, thấp hơn so với 20,29% trong năm 2019.