Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,400đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở 40,300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44.400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,900 |
-200 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,900 |
-200 |
Di Linh (Robusta) |
39,800 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40,500 |
-200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40,400 |
-200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,400 |
-200 |
Ia Grai (Robusta) |
40,400 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40.400 |
-200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,300 |
-200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
44,400 |
-200 |
FOB (HCM) |
2.109 |
Trừ lùi: +55 |
Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm nhẹ 200 đồng/kg theo giá thế giới.
Thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng, hầu hết hể hiện sự kháng giá khi cho rằng mức giá sàn London vẫn dao động ở mức thấp làm họ thua lỗ, trong khi vật tư phân bón đầu vào cho sản xuất hiện ở mức quá cao.
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 582 ngàn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 3, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.248 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 2, nhưng tăng 22,2% so với tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.230 USD/tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.
Trước đó, niên vụ 2020 – 2021, sản lượng cà phê Việt Nam đạt 1,62 triệu tấn, giảm 15% so với niên vụ trước đó. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 675 ngàn ha trồng cà phê, trong đó Tây Nguyên chiếm 72%, giảm 5% so với cách đây 2 năm do giá cà phê thấp, người dân chuyển sang loại cây trồng khác, theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tuy nhiên, do số lượng diện tích chuyển đổi xen các loại cây trồng nhiều nên diện tích tính riêng cà phê chỉ còn khoảng 600.000 ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định hướng đến năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức này.
Trong khi đó, về tiêu thụ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.
Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như: Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italy, Mỹ giảm.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 26/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.034 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 12 USD/tấn ở mức 2.054 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,6 cent/lb, ở mức 221,4 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,45 cent/lb, ở mức 221,15 cent/lb.
Robusta tiếp tục mất giá, trong khi Arabica trụ vững và tăng nhẹ vào trước giờ đóng cửa. Giá trên sàn London về mức thấp nhất gần 2 tháng qua.
2 phiên vừa qua giá cà phê Robusta giảm mạnh, do lượng bán ròng của đầu cơ còn khá nhiều cần phải thanh lý, điều chỉnh trong suốt cả phiên trước thềm ngày thông báo đầu tiên.
Tuy nhiên, thị trường cũng kỳ vọng giá cà phê London sẽ được cải thiện đáng kể trong những ngày sắp tới do nhu cầu tiêu thụ loại cà phê này tăng cao vẫn còn cao. Nguyên nhân do lạm phát tăng cao buộc người dân tính toán chi tiêu lại, hạn chế bớt ăn uống ngoài cửa tiệm.
Giữa tháng 4/2022, giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại do nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà tăng. Tuy nhiên, lo ngại rủi ro vẫn còn cao, giá cà phê robusta giao kỳ hạn chỉ phục hồi nhẹ, thậm chí kỳ hạn tháng 5/2022 giảm.
Đối với cà phê arabica, giá tiếp tục giảm. Xung đột vũ trang ở Đông Âu đã đẩy giá vàng, dầu thô tăng mạnh. Bên cạnh đó, đồng real Brazil suy yếu trở lại, thúc đẩy người trồng mạnh tay bán ra. Điều này tác động tiêu cực lên giá cà phê arabica.
Giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại, song sẽ không bền vững. Lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi xung đột vũ trang Nga và Ukraine có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây.
Trong khi đó, số ca lây nhiễm COVID-19 ở mức cao và các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng cao lãi suất cơ bản tại các phiên họp chính sách sắp tới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).