Chờ...

Giá cà phê hôm nay 27/5/2019: Tăng nhẹ tại Lâm Đồng và Gia Lai

 (VOH) - Giá cà phê hôm nay 27/5/2019 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại Lâm Đồng và Gia Lai, giá một số vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam còn lại đi ngang. Giá thế giới đi ngang.

Giá cà phê tuần trước tăng mạnh tới 1.100 - 1.500 đồng/kg lên 31.000 - 3.800 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng mạnh nhất 1.500 đồng/kg. Giá cà phê tại TP HCM tăng 1.100 đồng/kg lên 32.800 đồng/kg.

Hôm nay, giá cà phê cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại Lâm Đồng là 31.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng nhẹ 100 đồng/kg, huyện Bảo Lộc lên mức 31.200 đồng/kg, tại Lâm Hà là 31.100 đồng/kg, giá cà phê ở huyện Di Linh lên 31.100 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg lên ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, ở huyện Cư M'gar giá cà phê ở mức 31.900đồng/kg, huyện Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 31.800đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Nông đứng ở mức 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang  ở mức 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đứng giá ở ngưỡng 32.800đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

31,200

+100

— Di Linh (Robusta)

31,100

+100

— Lâm Hà (Robusta)

31,100

+100

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

31,900

0

— Buôn Hồ (Robusta)

31,800

0

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

31,800

+100

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

31.600

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

31.700

0

HỒ CHÍ MINH

— R1

32,800

0

thu hoạch cà phê

Một thương nhân tại khu vực Tây Nguyên cho biết “ước tính không chính thức cho thấy lên tới 10% nông dân tại Tây Nguyên đã chuyển sang trồng bơ và sầu riêng trong năm qua”.

Giá cà phê xuống mức thấp nhất 6 năm trong tháng trước do những lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và việc bán ra mạnh từ Brazil.

Thương nhân này nói “nông dân trồng cà phê trong nước đang rất khó kiếm lời khi giá cà phê đang giảm trong khi chi phí cho phân bón và điện đang theo chiều ngược lại”.

Một thương nhân khác tại Đắk Lắk cho biết một số nông dân trồng cà phê đang thay thế những cây cà phê cỗi bằng cây bơ.

Việt Nam đang tìm cách xuất khẩu bơ sang Mỹ, bổ sung rằng quả này có thể trở thành một nguồn lợi xuất khẩu cao cho quốc gia.

Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 45 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2019 tại London, ổn định so với tuần trước.

Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, GCP đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê.

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.

Phần mềm này sẽ trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng và quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc của ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Theo bà Trần Quỳnh Chi, Trưởng đại diện GCP cho biết, tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và GCP xây dựng lộ trình để mở rộng ra toàn tỉnh. Với các tỉnh thành khác, GCP đang liên kết với các dự án khác trong ngành cà phê để có thể hỗ trợ nông dân và từ đó các tỉnh có thể đưa ra quyết định ứng dụng hệ thống này trên cấp độ ngành.

Ông Lê Viết Hùng, Tổng Giám đốc Simexco Đăk Lăk, nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 Việt Nam cho biết, tình hình sản xuất - kinh doanh cà phê, nông sản chủ lực số 1 của khu vực đang rất khó khăn vì giá liên tục xuống thấp. Khó khăn này cũng có nguyên nhân từ việc không kiểm soát được quy mô ngành hàng, các con số thống kê không theo kịp thực tế.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 27/5/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) đi ngang ở mức 1.368USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 ở mức 1.388USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 đứng ở  mức 1.411USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020  cũng đi ngang ở mức 1.431USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 sáng nay 27/5/2019, đi ngang ở mức 933USD/tấn , giá giao tháng 9/2019 ở mức 956USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 ổn định ở mức 991USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 đứng giá ở mức 1.025USD/tấn.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

1368

0

0

8450

1386

1360

1364

1369

65205

07/19

1388

0

0

8522

1403

1381

1389

1389

37706

11/19

1411

0

0

961

1425

1405

1408

1412

16501

1/20

1431

0

0

280

1443

1425

1425

1431

9149

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/19

93.30

0

0

27971

95

92.60

93.50

93.50

158755

09/19

95.60

0

0

14781

97.25

95

95.80

95.80

71858

11/19

99.10

0

0

6975

100.65

98.50

99.15

99.30

52400

3/20

102.55

0

0

3297

104.10

102.20

102.60

102.75

24964

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu cà phê nước này tháng 2/2019 đạt gần 182 tấn, trị giá 42,56 triệu baht (tương đương 1,33 triệu USD), giảm 60,9% về lượng và giảm 32,6% về trị giá so với tháng 2/2018.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2019, tốc độ nhập khẩu giảm 17,5% về lượng và giảm 22,8% về trị giá, theo đó thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Thái Lan cũng giảm từ 71,4% trong 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 61,8%.

Ở thị trường Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 4/2019 ước đạt 140.000 tấn (khoảng 2,33 triệu bao), cao hơn một chút so với dự báo của giới thương nhân xuất khẩu.

Giá cà phê hôm nay 22/5/2019: Tiếp tục bật tăng 600 đồng/kg theo đà tăng của giá thế giới - Giá cà phê hôm nay 22/5/2019 tiếp tục bật tăng 600 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá trong nước tăng theo giá thế giới.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/5/2019: USD giảm – USD tiếp tục đà giảm từ cuối tuần trước, rời xa dần mức đỉnh cao 2 năm đã đạt được trong tháng này.