Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng quay đầu giảm 300đồng/kg, huyện Bảo Lộc về mức 32.700 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh ở ngưỡng 32.600 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar, Buôn Hồ về mức 34.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg về mức 33.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg về ngưỡng 33.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 300 đồng/kg về mức 34.200 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg lên ngưỡng 35.100đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,700 |
-300 |
— Di Linh (Robusta) |
32,600 |
-300 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,600 |
-300 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
34,000 |
-200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
34,000 |
-100 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,700 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.600 |
-200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
34.200 |
-300 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
35,100 |
-100 |
Ảnh minh họa: internet
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong 10 ngày giữa tháng 6, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. So với ngày 10/6, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm từ 2,7 - 4,6%, so với ngày 31/5 giảm từ 3,6-5,8%.
Cụ thể, ngày 20/6, giá cà phê nhân xô thấp nhất là 30.900 đ/kg tại huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng; cao nhất là 32.200 đ/kg tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 3,2% so với ngày 10/6 và giảm 4,1% so với ngày 31/5, xuống còn 33.100 đ/kg.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt 75 nghìn tấn, trị giá 124,66 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 8,5% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2018.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 851,7 nghìn tấn, trị giá 1,454 tỷ USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt mức 1.662 USD/tấn, tăng 2,0% so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 13,2% so với nửa đầu tháng 6/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.708 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cà phê thế giới giảm
Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 27/6/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 14USD/tấn, tương đương 0,99% về mức 1.402USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 cũng giảm 21USD/tấn, tương đương 1,44% về mức 1.434 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 giảm 19USD/tấn, tương đương 1,28%, về mức 1.461USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 giảm 20 USD/tấn, tương đương1,33% về mức 1.486USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 ngày 27/6/2019, giảm 1,55USD/tấn, tương đương 1,46%, về mức 1.049USD/tấn, giá giao tháng 9/2019 giảm 1,40USD/tấn, tương đương1,3%, về mức 1.060USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 giảm 1,45USD/tấn, tương đương 1,31%, về mức 1.096USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 giảm 1,45USD/tấn, tương đương 1,26%, về mức 1.132USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
1402 |
-14 |
-0.99 |
44 |
1430 |
1402 |
1430 |
1416 |
2146 |
09/19 |
1434 |
-21 |
-1.44 |
8184 |
1454 |
1428 |
1442 |
1455 |
61406 |
11/19 |
1461 |
-19 |
-1.28 |
3200 |
1477 |
1455 |
1472 |
1480 |
24800 |
1/20 |
1486 |
-20 |
-1.33 |
1597 |
1502 |
1483 |
1494 |
1506 |
10556 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
104.90 |
-1.55 |
-1.46 |
49 |
107.15 |
104.45 |
104.70 |
106.45 |
375 |
09/19 |
106.05 |
-1.40 |
-1.3 |
29279 |
108.20 |
105.55 |
106.40 |
107.45 |
125887 |
11/19 |
109.60 |
-1.45 |
-1.31 |
10779 |
111.75 |
109.15 |
110.30 |
111.05 |
61672 |
3/20 |
113.20 |
-1.45 |
-1.26 |
4588 |
115.30 |
112.75 |
113.70 |
114.65 |
33893 |
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2019/20 đạt 169,1 triệu bao (loại 60 kg), theo báo cáo Cà phê: Thị trường và Thương mại thế giới phát hành tháng 6/2019.
Con số 169,1 triệu bao trong vụ 2019/20 đánh dấu sự sụt giảm 5,4 triệu bao so với năm trước. USDA cho rằng sự sụt giảm này chủ yếu do vụ cà phê arabica của Brazil bước vào năm cuối của chu kì sản xuất hai năm một lần, theo Global Coffee Report.
Brazil và Colombia liên minh chống khủng hoảng giá cà phê
Đại diện các nhà sản xuất cà phê ở Brazil và Colombia đã có cuộc họp vào ngày 14/6 tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng Brazil để cùng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng giá cà phê dai dẳng.
Các tổ chức tham gia vào cuộc đối thoại gồm Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (FNC), Hội đồng Cà phê Quốc gia Brazil (CNC), Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi của Hiệp hội Công đoàn Brazil, Hiệp hội Nông thôn Brazil, theo Global Coffee Report.
10 tháng sau khi các nhà lãnh đạo gặp nhau lần cuối vào tháng 8/2018, giá cà phê tiếp tục giảm sâu, thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất khiến lợi nhuận của người trồng cà phê trên thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng và nguồn cung cà phê trong tương lai không ổn định.
FNC cho biết phản ứng của phần còn lại trong chuỗi giá trị không được như kì vọng mặc dù có nhiều nỗ lực đối thoại của các quốc gia và Diễn đàn nhà sản xuất cà phê thế giới (WCPF).
Brazil và Colombia sẽ cùng thực hiện nhiều hành động trên mọi lĩnh vực gồm đưa các nhà sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng và tăng giá trị nguồn gốc với mục tiêu phân phối giá trị tốt hơn trong chuỗi cung ứng, đảm bảo sự bền vững kinh tế của các nhà sản xuất và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Hai nước cho biết họ cũng sẽ tập trung vào tầm quan trọng của tính minh bạch trên thị trường và hợp đồng cà phê giao sau để phản ánh thực tế của thị trường mà không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá cả và làm tăng sự bất ổn định.
Theo hai nền kinh tế, cần thiết phải thúc đẩy Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) và chính phủ Mỹ điều chỉnh sự tham gia của các chủ thể phi thương mại trong hợp đồng cà phê giao sau và những biện pháp khác để tăng tính minh bạch trong hình thành giá và hiệu quả trong các công cụ bảo hiểm rủi ro.
Họ cũng phân tích khả năng tồn tại và tác động của việc quản lí lượng cà phê tồn kho có nguồn gốc.
Khẳng định lại cam kết cân bằng cung cầu, Brazil và Colombia cùng với WCPF sẽ tích cực thúc đẩy thực hiện dự án toàn cầu nhằm tăng tiêu thụ ở các nước sản xuất cũng như tham gia vào việc nghiên cứu khoa học để phát triển các hình thức sử dụng thay thế của cà phê.
Chi tiết về những hoạt động này sẽ được thảo luận tại WCPF từ ngày 10 - 11/7 tại Campinas, São Paulo, Brazil.