Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 27/6/2023: Thị trường biến động lớn, doanh nghiệp không dám trữ hàng

VOH - Giá cà phê ngày 27/6 trong nước tăng 400 - 500 đồng/kg, giá thế giới 2 sàn trái chiều khiến giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm.

Giá cà phê trong nước hôm nay, giá cao nhất là 66.600 đồng/kg tại Đắk Nông, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 65.900 đồng/kg.

Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) tăng 500 đồng/kg ở mức 66.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 65.900 đồng/kg.

Giá cà phê tăng tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar tăng 500 đồng/kg ở mức 66.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 66.300 đồng/kg.

Giá cà phê ở Pleiku (Gia Lai) tăng 400 đồng/kg với mức giá 66.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 66.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở mức 66.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

66.000

+500

Lâm Hà (Robusta)

66.000

+500

 Di Linh (Robusta)

65.900

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

66.400

+500

Buôn Hồ (Robusta)

66.300

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

66.100

+400

Ia Grai (Robusta)

66.100

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

66.600

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

66.600

+400

Giá cà phê hôm nay 27/6/2023: Thị trường biến động lớn, doanh nghiệp không dám trữ hàng 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp đà tăng 400 – 500 đồng, lên dao động trong khung 65.900 – 66.600 đồng/kg.

Tại thị trường nội địa Việt Nam đã xuất hiện lời chào mời giao dịch cà phê Robusta vụ mới sẽ thu hoạch vào cuối năm nay với mức giá 52 – 53 ngàn/kg nhưng giới thương nhân còn thận trọng, không dám nóng vội khi nguồn hàng chưa lấy gì tỏ ra chắc chắn.

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện.

Không chỉ nông dân mà một số doanh nghiệp xuất khẩu cũng chia sẻ họ không được hưởng lợi từ giá cà phê tăng. Tình hình thị trường cà phê biến động lớn như hiện nay, đặc biệt là chi phí tài chính quá cao, khiến doanh nghiệp Việt không dám trữ hàng.

Từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng.

Đây sẽ là một mối nguy lớn với ngành hàng tỉ đô này của Việt Nam khi một tổ chức phát triển bền vững cho biết trong số 90.000ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021, có 8.000ha nằm trong vùng trồng cà phê.

Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng.

Quy định mới của EU thì việc truy xuất nguồn gốc tận vườn là điểm yếu lớn nhất của ngành cà phê. Các doanh nghiệp kinh doanh ngoài việc liên kết với hợp tác xã, nông dân còn mua qua đại lý nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

Việt Nam cần phải có một cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng và vườn trồng cà phê. Nếu không có thì dù cà phê được sản xuất trên đất phá rừng hay không phá rừng thì doanh nghiệp cũng không thể xuất hàng đi được.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn ụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo kế hoạch hành động để thích ứng với đạo luật mới của EU.

Giá cà phê thế giới

Theo khảo sát  giá cà phê sáng ngày 27/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 34 USD, lên 2.710 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 21 USD, lên 2.628 USD/ tấn.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 0,30 cent, lên 165,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,20 cent, còn 163,65 cent/lb.

Giá cà phê thế giới hai sàn trở lại trái chiều, tăng mạnh ở London và tiếp tục sụt giảm tại New York khiến giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm không ngoài áp lực từ vụ thu hoạch mới năm nay của Brasil đang diễn ra với dự báo được mùa kỷ lục.

Đồng USD giảm giúp Arabica tăng nhẹ trở lại, còn Robusta vẫn được đầu cơ chọn làm nơi trú ẩn dòng vốn trong bối cảnh chứng khoán Mỹ suy yếu.

Ngày 23/6, tồn kho cà phê Robusta do sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 2.810 tấn, tức giảm 3,58 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 75.590 tấn (tương đương 1.259.833 bao, bao 60 kg), ghi nhận tuần thứ 6 giảm liên tiếp.

Thị trường London đã thiết lập mức cao kỷ lục mới 15 năm, khi kỳ hạn giao tháng 7 kết thúc giao dịch ở mức 2.900 USD/tấn vào ngày 26/06/2023, do nguồn cung Robusta nói chung vẫn còn khan hiếm và báo cáo tồn kho ICE tiếp tục sụt giảm tuần thứ 6 liên tiếp.

Những thay đổi về pha trộn cũng xảy ra ở các thị trường khác trong hai năm qua khi các ngành công nghiệp tăng cường sử dụng cà phê robusta để tránh giá arabica tăng đột biến sau đợt sương giá và hạn hán ở Brazil.

Brazil, nước tiêu thụ cà phê lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, có thể sẽ thay đổi cách pha trộn trong niên vụ 2023 - 2024 để tăng cường sử dụng hạt arabica nhẹ và giảm lượng cà phê robusta nghiêm ngặt hơn do giá cả.

Tiêu thụ cà phê arabica ở Brazil có thể tăng gấp đôi vào niên vụ 2023 - 2024 so với niên vụ trước lên 6,6 triệu bao loại 60kg, trong khi nhu cầu cà phê robusta sẽ giảm từ 18,7 triệu bao xuống 15,5 triệu bao, theo dự đoán từ nhà môi giới và nhà phân tích hEDGEpoint Global Markets.

Giá cà phê hôm nay 27/6/2023: Thị trường biến động lớn, doanh nghiệp không dám trữ hàng 2
 
Giá cà phê hôm nay 27/6/2023: Thị trường biến động lớn, doanh nghiệp không dám trữ hàng 3
 
Bình luận