Giá cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở 41,600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở 45,600 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
41,000 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
41,000 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,900 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,600 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,500 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,500 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41,500 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,600 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,600 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,600 |
+100 |
FOB (HCM) |
1,933 |
Trừ lùi: +55 |
Các nhà sản xuất Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch cà phê robusta với sản lượng dự kiến sẽ tăng so với vụ mùa trước đó. Điều này sẽ gây áp lực lên giá cà phê vốn đã giảm hơn 10% trong vòng 2 tháng qua. 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên dự kiến thu hoạch được 1,8 tấn cà phê nhân, tăng từ mức 1,76 triệu tấn của năm ngoái, theo Bloomberg. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng đem đến những tin tốt với người tiêu dùng trên thế giới.
Tất cả 5 tỉnh dự báo năng suất cà phê robusta tăng. Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho rằng năng suất cây cà phê năm nay cao một phần do có giống tốt, kháng sâu bệnh, kết hợp với áp dụng công nghệ mới như tưới tiêu và bón phân tự động.
Một số huyện ở Đắk Nông đã bắt đầu hái trái chọn lọc vào tháng trước sau khi cây ra hoa sớm vì những trận mưa rào bắt đầu từ tháng 2. Việc thu hoạch chọn lọc bắt đầu trong tháng này ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, và sẽ bắt đầu ở Kon Tum vào đầu tháng 11. Nhiều khả năng Gia Lai cũng bắt đầu thu hoạch vào tuần tới.
Mùa thu hoạch thông thường tập trung vào tháng 11 và 12 và dự báo mưa lớn trong những tháng này có thể ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của hạt cà phê.
Thị trường cà phê nội địa liên tục giảm trong thời gian vừa qua khi đồng USD ở mức cao, mức tiêu thụ yếu và đặc biệt là nguồn cung dồi dào khi nước ta đang bước vào vụ mùa thu hoạch. Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn chưa có áp lực nhiều vì sản lượng cà phê mọi năm sẽ tăng mạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 1.
Ngoài ra, thông tin ước đoán 1 vụ mùa bội thu sắp tới của Brazil nhờ thời tiết mưa gió thuận lợi đầu mùa vụ tiếp tục là yếu tô kiềm hãm đà phục hồi của giá cà phê Arabica. Bên cạnh đó, Costa Rica cũng dự kiến sản lượng tăng 11,5% trong niên vụ mới. Một nguồn cung dồi dào trong khi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ giảm vì lạm phát đã khiến giá cà phê chìm trong chuỗi ngày tiêu cực.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 28/10, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 3 USD/tấn ở mức 1.878 USD/tấn, giao tháng 3/2023 giữ ở mức 1.864 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 0,9 cent/lb, ở mức 178,85 cent/lb, giao tháng 3/2023 giảm 0,35 cent/lb, ở mức 176,95 cent/lb.
Phiên giao dịch vừa qua, giá Robusta có lúc đã hồi phục mạnh, vượt qua mốc 1.900 USD/tấn. Tuy nhiên càng về cuối phiên, đồng USD mạnh lên lại đẩy mặt hàng cà phê này đi xuống. Trong khi đó tỷ giá cũng khiến Arabica bị bán tháo giảm mạnh hơn cà phê sàn London.
Cục Xuất Nhập khẩu mới đây dự báo, đà giảm giá cà phê sẽ chậm lại. Tính đến ngày 26/9, tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York giảm 460.387 bao, mức thấp nhất trong 23 năm qua.
Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê của Việt Nam.
Về dài hạn, thị trường được dự báo rằng sẽ chịu áp lực bởi nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.
Ngoài ra, ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất khiến chi phí tài chính của các công ty nhập khẩu tăng lên khiến nhu cầu mua hàng cũng giảm.
Trong khi đó, sản lượng của niên vụ 2022 - 2023 được dự báo tăng trở lại. Người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra, hàng vụ mới trong kho dồi dào trong khi kho lưu trữ hạn chế.
Số liệu từ Công ty Cung ứng và Dự báo nông sản Conab Brazil dự báo, sản lượng cà phê arabica niên vụ 2022 - 2023 đạt 32,41 triệu bao, tăng 3,1% so với niên vụ 2021 - 2022.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng cung - cầu cà phê thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022 - 2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 167 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Brazil. Xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 1 triệu bao, lên 141,5 triệu bao nhờ xuất khẩu của Brazil và Indonesia cao hơn.
Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân là 118,2 triệu bao, tăng từ mức 117,3 triệu bao của vụ trước. Còn lại 18,3 triệu bao là cà phê hòa tan và 5 triệu bao là cà phê rang xay.
Về triển vọng cung cầu, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) vẫn giữ nguyên dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Trong khi đó, tiêu thụ dự báo tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022.