Giá cà phê trong nước sáng nay tăng mạnh 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 42.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 43.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 43,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 43,400 đồng/kg g, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động ở mức 43,400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 47,400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
43,000 |
+600 |
Lâm Hà (Robusta) |
43,000 |
+600 |
Di Linh (Robusta) |
42,900 |
+600 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
43,5 00 |
+600 |
Buôn Hồ (Robusta) |
43,400 |
+600 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
43,400 |
+600 |
Ia Grai (Robusta) |
43,400 |
+600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
43,400 |
+600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
43,400 |
+600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
47,400 |
+600 |
FOB (HCM) |
2064 |
Trừ lùi: +55 |
Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, nông dân đã nhẹ nhõm hơn khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào hiện đã bớt sốt nóng, nhưng cũng khiến sản lượng cà phê năm nay sẽ giảm 3% so với năm trước.
Cũng theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc năm 2020 đạt trên 95,6 triệu USD; năm 2021 đạt trên 128,4 triệu USD và bốn tháng đầu năm 2022 đạt trên 44,2 triệu USD.
Đáng chú ý, từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc luôn là thị truờng tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam. Nếu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 12 của Việt Nam đến năm 2019 vươn lên vị trí thứ 10; năm 2020 xếp thứ 9 và năm 2021 xếp thứ 8.
Theo Cục Xúc tiến thương mại, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tương tự, theo Bộ Công Thương, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 13 của Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trung bình 3,2 ngàn tấn/tháng, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Về trị giá, xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022 đạt bình quân 8,2 triệu USD/tháng, cao hơn so với 6,53 triệu USD/tháng cùng kỳ năm 2021.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hàn Quốc đạt xấp xỉ 19,2 ngàn tấn, trị giá 49,16 triệu USD, giảm 7,9% về lượng nhưng tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2.563 USD/ tấn, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cà phê thế giới tăng nhẹ
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 28/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà tăng phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 35 USD, lên 2.009 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 33 USD, lên 2.007 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Giá Robusta London lên đứng ở mức cao 3,5 tuần.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 5,90 cent, lên 219,10 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng thêm 5,90 cent, lên 215,35 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Giá Arabica New York lên đứng ở mức cao hơn 2 tuần.
Giá cà phê kỳ hạn bật tăng khá mạnh trên cả hai sàn khi nhiều suy đoán khá chắc chắn rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed – Mỹ) sẽ chưa thể “diều hâu” tại phiên họp chính sách kỳ này (xem lại bản tin thị trường ngày hôm qua). Kết quả là Fed đã tuyên bố sẽ nâng lãi suất cơ bản USD thêm 0,75% lên ở mức 2,25 – 2,5%/năm, hai lần tăng liên tiếp trong hai tháng 6+7/2022 đã chiếm tới 1,5%, mức tăng lớn nhất kể từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ trước, trong bối cảnh lạm phát chưa có dấu hiệu chậm lại.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp trong những ngày giữa tháng 7/2022.
Các Quỹ và nhà đầu cơ tháo chạy ra khỏi thị trường khi đồng USD tăng mạnh khiến các đồng tiền mới nổi mất giá trước nỗi lo kinh tế toàn cầu suy thoái và lạm phát tăng nhanh.
Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 ở Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị ở Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu tiếp tục tác động tiêu cực lên giá cà phê thế giới.
Thị trường cà phê arabica hàng thực ở Brazil đã không hoạt động trong cả tuần vừa qua. Giá giảm mạnh trên sàn giao dịch New York đã khiến hoạt động mua bán bị đình trệ.
Xu hướng giá cà phê giảm được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá sẽ chậm lại do thời tiết không thuận lợi và thiếu hụt nhân công ở Brazil.
Theo báo cáo của Safras & Mercados, hiện Brazil mới thu hoạch khoảng 48% vụ mùa, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 58% vào cùng thời điểm do thiếu hụt nhân công thu hái và thời tiết vẫn thiếu nắng, không thuận lợi cho việc phơi sấy.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé), trong niên vụ cà phê 2021-2022 (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022), Brazil xuất khẩu 39,589 triệu bao (bao 60 kg) cà phê các loại.
Con số sản lượng này trị giá 8,17 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 38,7% về trị giá so với niên vụ cà phê 2020-2021.