Chờ...

Giá cà phê hôm nay 29/1/2020: Giá cà phê suy yếu trên cả hai sàn

(VOH) - Giá cà phê ngày 29/1 giàm 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới suy yếu.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 30.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, tại Cư M'gar dao động ở mức 31.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở mức 31.000 đồng/kg    

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  32.800 đồng/kg

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, đứng ở 1.393 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 5 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

30,900

-200

— Lâm Hà (Robusta)

30,900

-200

— Di Linh (Robusta)

30,800

-200

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

31.500

-200

— Buôn Hồ (Robusta)

31.300

-200

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

31,200

-200

_ Ia Grai (Robusta)

31,200

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,200

-200

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

31.000

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

32,700

-100

Giá cà phê hôm nay 29/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD.

Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu...để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

Với sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD, cùng với gạo, hạt điều, rau quả, cà phê là mặt hàng có vai trò quan trọng trong rổ các loại nông sản xuất khẩu chủ lực.

Năm kỷ lục của xuất khẩu cà phê là 2018, khi nước ta xuất bán 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá so với 2017. Tuy nhiên, từ 2019, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm khá mạnh khi sản lượng 1,65 triệu tấn, kim ngạch đạt

khoảng 2,86 tỷ USD. So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%.

"Năm 2019 là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/tấn", Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích.

2020 tiếp đà giảm của 2019 bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng xuất khẩu đạt 1,485 triệu tấn, trị giá 2,605 tỷ USD.

Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Anh và các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thailand…Trong đó, 2 thị trường nhập nhiều cà phê Việt Nam nhất là Đức và Hoa Kỳ.

Giá cà phê thế giới suy yếu

Các thị trường cà phê kỳ hạn trở lại dao động trong khung hẹp do phần lớn nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi nghe ngóng thêm thông tin cơ bản, trong khi đồng Reais ở mức có lợi để thúc đẩy người Brasil bán mạnh ra.

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1303

-15

-1.14

5937

1318

1302

1317

1318

45254

05/21

1313

-13

-0.98

3396

1327

1312

1326

1326

32636

07/21

1326

-12

-0.90

1628

1347

1326

1347

1338

19045

09/21

1342

-10

-0.74

1161

1355

1341

1353

1352

8855

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

124

-1.50

-1.20

16576

126.9

123.55

125.5

125.5

91336

05/20

126.1

-1.45

-1.14

9518

128.8

125.65

127.55

127.55

59909

07/21

128

-1.45

-1.12

3152

130.7

127.6

129.4

129.45

38549

09/21

129.85

-1.45

-1.10

2487

132.6

129.45

131.25

131.3

38246

Giá cà phê thế giới mờ đầu phiên giao dịch ngày 28/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London trở lại xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 15 USD, xuống 1.303 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 13 USD, còn 1.313 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 1,5  cent, xuống 124 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 1,45 cent, còn 126,1 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm thêm 0,55 %, xuống ở mức 1 USD = 5,4360 Reais do lo ngại rủi ro đang phổ biến ở nước ngoài ngay sau công bố biên bản cuộc họp của Uỷ ban Chính sách Tiền tệ (Copom) với khả năng tăng lãi suất đồng Reais sắp xảy ra. Trong khi đó, USDX hồi phục do lo ngại kinh tế suy thoái khiến dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về lại các thị trường chứng khoán Mỹ.

Giá cà phê đảo chiều sụt giảm trên cả hai sàn kỳ hạn do đầu cơ thanh lý vị thế đã “quá mua” trước đó để thu lời ngắn hạn, trong khi đồng Reais yếu trở lại đã thúc đẩy người Brasil mạnh tay bán cà phê ra do họ thu về được nhiều nội tệ hơn. Bên cạnh đó, thị trường tạm thời không còn mối lo nguồn cung trong ngắn hạn khi báo cáo tồn kho trên cả hai sàn kỳ hạn do ICE quản lý vẫn tiếp tục tăng mạnh, thoát khỏi mức thấp đáng lo ngại được báo cáo hồi đầu tháng 10/2020.

Tuy nhiên, khối lượng thương mại trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn thế giới ở mức chỉ được đánh giá là sự hiệu chỉnh cần thiết của các giới đầu cơ trong bối cảnh tác động tiêu cực của covid-19 chủng mới lên toàn cầu. Thị trường cà phê thế giới đang rất cần một “cú huých” khả dĩ mới có thể thoát khỏi sự trì trệ hiện hành.

Trong một diễn biến khác, giá cà phê robusta của Ấn Độ lại giảm mạnh trong những ngày qua, khiến người trồng cà phê lâm vào thế khó, The Hindu đưa tin.

Ông Prasanth Rajesh, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng cà phê Wayanad (WCGA), nhận định rằng, thông báo của Bộ Tài chính không tạo ra bất kỳ tác động nào đến thị trường cà phê.

Vào tuần trước, giá thị trường của quả cà phê thô ở Wayanad là 63 rupee/kg, giảm so với con số 75 rupee/kg trong cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, giá hạt cà phê chế biến cũng đã giảm từ 123 rupee/kg vào năm ngoái xuống còn 115 rupee/kg.