Giá cà phê cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng phục hồi nhẹ 100 đồng/kg, huyện Bảo Lộc đứng lên mức 31.300 đồng/kg, tại Lâm Hà lên 31.200 đồng/kg, giá cà phê ở huyện Di Linh cũng tăng lên 31.200 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê lên mức 32.000đồng/kg, huyện Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 31.900đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Gia Lai không đổi, ổn định ở ngưỡng 31.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg lên mức 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 31.800 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đứng giá ở ngưỡng 32.800đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,300 |
+100 |
— Di Linh (Robusta) |
31,200 |
+100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,200 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32,000 |
+100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,900 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
31,800 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
31.700 |
+100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
31.800 |
+100 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,800 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với GCP tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.
Theo ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, hệ thống thông tin mã số vùng trồng là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững. Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.
Giá cà phê thế giới tăng gần 3%
Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 29/5/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 4 USD/tấn, tương đương 0,29%, lên mức 1.372 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 tăng 4 USD/tấn, tương đương 0,29%, lên mức 1.392USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 tăng 5 USD/tấn , tương đương 0,35%, lên mức 1.416USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 cũng tăng 5 USD/tấn , tương đương 0,35%, lên mức 1.436USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 sáng nay 29/5/2019, tăng 2,75USD/tấn, tương đương 2,95%, lên mức 960USD/tấn , giá giao tháng 9/2019 tăng 2,70USD/tấn, tương đương 2,82%, lên mức 983USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 tăng 2,70USD/tấn, tương đương 2,72%, lên mức 1.018USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 tăng 2,70USD/tấn, tương đương 2,70%, lên mức 1.052USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
1372 |
+4 |
+0.29 |
10929 |
1376 |
1355 |
1366 |
1368 |
62627 |
09/19 |
1392 |
+4 |
+0.29 |
5167 |
1396 |
1374 |
1384 |
1388 |
38347 |
11/19 |
1416 |
+5 |
+0.35 |
1929 |
1419 |
1397 |
1408 |
1411 |
16510 |
1/20 |
1436 |
+5 |
+0.35 |
972 |
1438 |
1416 |
1431 |
1431 |
9150 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
96.05 |
+2.75 |
+2.95 |
37197 |
96.45 |
92.65 |
93.20 |
93.30 |
157218 |
09/19 |
98.30 |
+2.70 |
+2.82 |
18571 |
98.70 |
95 |
95.55 |
95.60 |
72608 |
11/19 |
101.80 |
+2.70 |
+2.72 |
7317 |
102.15 |
98.50 |
99 |
99.10 |
52211 |
3/20 |
105.25 |
+2.70 |
+2.63 |
2822 |
105.50 |
101.95 |
102.30 |
102.55 |
25175 |
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu giảm giá do chịu sức ép dư cung, nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn đã thu hẹp diện tích trồng. Theo Cơ quan cung ứng mùa vụ của Chính phủ Brazil (Conab), diện tích trồng cà phê tại Brazil trong năm 2019 giảm 1,1%, xuống 1,842 triệu ha, mức thấp nhất kể từ năm 2007, do giá cà phê toàn cầu ở mức thấp khiến nông dân thu hẹp diện tích.
Conab dự kiến sản lượng cà phê của Brazil đạt 50,9 triệu bao trong năm 2019, giảm 17% so với sản lượng năm 2018. Sản lượng giảm mạnh trong năm 2019 một phần do năm nay là năm sản lượng thấp hơn trong chu kỳ sản lượng 2 năm (một năm sản lượng cao và một năm sản lượng thấp hơn).
Conab ước tính sản lượng cà phê Arabica ở mức 36,9 triệu bao trong năm 2019, giảm 22% so với mức 47,4 triệu bao trong năm 2018. Sản lượng cà phê Robusta ở mức 13,9 triệu bao so với dự đoán trong tháng 1/2019 là 14,3 - 16,3 triệu bao. Năm 2018, Brazil đã sản xuất 14,2 triệu bao cà phê Robusta.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 4 ước đạt 141 nghìn tấn với giá trị đạt 236 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 629 nghìn tấn và 1,1 tỷ USD, giảm 13,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng khối lượng xuất khẩu sang các thị trường Italia (tăng 20,2%), Tây Ban Nha (tăng 17,3%), Philippines (tăng 4,6%), Nga (tăng 1,6%), Bỉ (tăng 12,6%), Anh (tăng 8,8%), Trung Quốc (tăng 12,4%), Malaysia (tăng 49,8%) không đủ bù đắp cho sự suy giảm khối lượng xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức (giảm 13%), Mỹ (giảm 19,8%), Nhật Bản (giảm 12,5%), Hàn Quốc (giảm 11,2%)…
Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 12,5% và 9,9%.
Brazil được mùa với trên 60 triệu bao (tương đương 3,6 triệu tấn) cộng với đồng nội tệ của Brazil (reais) mất giá so với đồng đô la Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê Brazil. Xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 3-2019 tăng 10,3% so với cùng kỳ 2018 trong đó riêng xuất khẩu cà phê robusta tăng đến 582%.
Nguồn cung dồi dào vẫn gây áp lực lớn lên thị trường cà phê toàn cầu. Hiện Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê Robusta và thu hoạch cà phê Arabica sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Sản lượng cả 2 loại cà phê này của Brazil được dự báo đều ở mức cao.
Theo Bộ Thương mại Brazil, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4 đạt 2.684.380 bao, tăng 735.355 bao (tương đương mức tăng 37,7%) so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tháng thứ 7 xuất khẩu cà phê của Brazil tăng mạnh. Đồng real Brazil mất giá so với đồng USD khiến người trồng cà phê Brazil tăng bán, gây áp lực dư cung lên thị trường khiến giá cà phê giảm sâu.