Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 31.200 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 31.100 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk, tăng 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar tăng lên mức 31.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê tăng lên ngưỡng 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động lên ngưỡng 31.500 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 31.400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giá không đổi, dao động trong ngưỡng 33.000đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.4231 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,200 |
+200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,200 |
+200 |
— Di Linh (Robusta) |
31,100 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.900 |
+200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,700 |
+200 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
31,500 |
+200 |
_ Ia Grai (Robusta) |
31,500 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
31,500 |
+200 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
31.400 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,100 |
0 |
Trong tháng 8, giá cà phê robusta và arabica ở thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh do nhu cầu tăng, tồn kho giảm, trong khi người dân không vội bán ra.
Dự báo về sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 giảm và thu hoạch vụ mới ở Brazil chững lại do thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong tháng 8/2020.
Tuy nhiên, Cục Xuất Nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ.
Tồn kho dự trữ được hai sàn London và New York chứng nhận ở mức thấp kỉ lục là do mức giá cà phê kì hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về hai sàn để đăng kí đấu giá.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo mức thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2019 – 2020 vào khoảng 486 nghìn bao, tuy nhiên con số này là không đáng kể.
Tại Việt Nam, cà phê Việt đang kì vọng EVFTA có hiệu lực do cà phê robusta của Việt Nam sẽ có tiềm năng và lợi thế rất lớn tại EU, đặc biệt là những sản phẩm chế biến. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoài khối mỗi năm khoảng 10 tỉ USD. Hiện nay xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU chiếm hơn 8,5% tổng nhập khẩu của EU và chiếm gần 40% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ mức thuế 7,5 - 9% cho cà phê nhân (rang, rang xay) và 9 - 11,5% trong vòng 3 năm cho một số chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 0,03% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 7/2020, so với tháng 8/2019 giảm 3,6% về lượng và giảm 0,02% về trị giá. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 8/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.791 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 7/2020 và tăng 3,7% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.708 USD/tấn, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), dự kiến nguồn cung cà phê toàn cầu thiếu hụt 486 nghìn bao là con số không đáng kể. Tồn kho dự trữ được 2 sàn chứng nhận ở mức thấp kỷ lục là do mức giá cà phê kỳ hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về 2 sàn để đăng ký đấu giá.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
11/20 |
1290 |
+2 |
+0.16 |
8966 |
1303 |
1258 |
1275 |
1288 |
42094 |
01/21 |
1311 |
-4 |
-0.30 |
10194 |
1321 |
1284 |
1299 |
1315 |
26352 |
03/21 |
1327 |
-5 |
-0.38 |
3556 |
1337 |
1301 |
1315 |
1332 |
21380 |
05/21 |
1343 |
-7 |
-0.52 |
1933 |
1350 |
1318 |
1332 |
1350 |
9621 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
12/20 |
108.95 |
+1.90 |
+1.77 |
23163 |
110 |
104.9 |
106.5 |
107.05 |
104777 |
03/20 |
110.95 |
+1.75 |
+1.60 |
13261 |
111.95 |
107.15 |
108.7 |
109.2 |
67132 |
05/21 |
112.35 |
+1.70 |
+1.54 |
5874 |
113.3 |
108.55 |
110.1 |
110.65 |
34936 |
07/21 |
113.75 |
+1.65 |
+1.47 |
3439 |
114.75 |
110.1 |
111.4 |
112.1 |
27680 |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 3/10/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 2 USD, lên 1.290 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 1 giảm thêm 4 USD, xuống 1.311 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm thêm 5 USD, còn 1.327 USD/tấn, các mức tăng/giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 1,9 cent, lên 108,9 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 1,75 cent, lên 110,95 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm nhẹ 0,17 %, xuống ở mức 1 USD = 5,6660 Reais do sự bất đồng về chính sách trong nội bộ quan chức của Chính phủ Brasil.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục thể hiện sự trái chiều. Thị trường New York đã có sự hồi phục đáng kể do đầu cơ đã “bán quá mức” trước đó. Thị trường London điều chỉnh giảm do lo ngại việc kinh doanh bị chậm lại vì đã có nhiều thị trường lớn của khối EU tái lập giãn cách xã hội.
Theo Báo cáo Thị trường tháng Tám của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2019/2020 đã giảm 2,2% so với niên vụ trước đó, do sản lượng Arabica giảm 5% xuống 95,99 triệu bao, trong khi Robusta tăng 1,9% lên 73,36 triệu bao. Có lẽ thông tin này đã tác động đến xu hướng chính của các thị trường kỳ hạn trong phiên cuối tuần.
Thị trường xuất hiện nhiều suy đoán sẽ có sự biến động khó lường trước tin tức Tổng thống Mỹ và phu nhân xác nhận dương tính với xét nghiệm conoravirus. Tuy nhiên thực tế đã diễn ra không đến mức tồi tệ như đã quá lo ngại.
Trong một hội thảo online nhằm kỉ niệm Ngày Cà phê Thế giới, các chuyên gia cà phê cho biết lượng cà phê tiêu thụ đã giảm mạnh trong năm nay do đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Nhu cầu cà phê giảm dẫn đến nguồn cung cà phê cũng bất ổn theo, trang New Vision đưa tin.
Ông Philip Schluter, một chuyên gia cà phê từ Anh cho biết: “Một số hải quan lớn không thể bán cà phê cho các quán như thường lệ vì tất cả các quán đều buộc phải đóng cửa sau khi COVID-19 bùng phát”.
Theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), đại dịch này đã dẫn đến sự gia tăng chi phí cung ứng khiến giá cà phê biến động mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người lao động bị nhiễm bệnh cộng thêm việc đi lại bị hạn chế bởi các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa.