Giá cà phê trong nước sáng nay sụt giảm, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 38.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39,400đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động ở 39,300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ngưỡng 43.400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
38,900 |
-500 |
Lâm Hà (Robusta) |
38,900 |
-500 |
Di Linh (Robusta) |
38,800 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
39,500 |
-500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
39,400 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
39,400 |
-500 |
Ia Grai (Robusta) |
39,400 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
39,400 |
-500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
39,300 |
-500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,400 |
-500 |
FOB (HCM) |
2.085 |
Trừ lùi: +55 |
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo, xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt khoảng 130.000 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt tổng cộng 293.300 tấn, tăng 3,50% so với cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân góp thêm phần khiến giá cà phê kỳ hạn London 2 phiên vừa qua giảm rất mạnh.
Trong khi đó, thị trường thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn còn do Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đang vào kỳ lễ hội Carnival kéo dài trong 3 ngày (28/2 và 1+2/3). Điều này thúc đẩy giá Arabica quay đầu lấy lại đà tăng trong phiên vừa qua.
Với việc nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch, về ngắn hạn, giá cà phê sẽ giảm. Bên cạnh đó, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil.
Theo công ty tư vấn Safras & Mercado, người trồng cà phê Brazil đã bán 82% sản lượng của niên vụ 2021-2022 (từ tháng 7/2021 đến ngày 10/1/2022).
Ngoài ra, cà phê robusta từ Việt Nam đã được vận chuyển đến các kho chứa của sàn ICE. Tuy nhiên, xét về dài hạn, ngành cà phê Việt Nam vẫn đang được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do với các nước, đặc biệt là tại châu Âu, nơi chiếm tới hơn 42% kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Bên cạnh đó, ở kịch bản nguồn cung cà phê Việt Nam giảm do diện tích trồng giảm sút khi chịu áp lực giá thấp trong 4 năm liên tiếp, giá cà phê robusta cả ở trong nước và thế giới dự báo sẽ được đẩy lên cao hơn.
Giá cà phê thế giới suy giảm
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 3/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 54 USD/tấn ở mức 2.030 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 53 USD/tấn ở mức 2.002 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 6,8 cent/lb, ở mức 229,2 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 6,35 cent/lb, ở mức 228,15 cent/lb.
Giá cà phê 2 sàn tiếp tục giảm sâu. Hiện Robusta đang ở mức thấp nhất 1 tháng qua, trong khi Arabica ở đáy 5 tuần qua. Sau nhiều đồn đoán Fed chỉ tăng nhẹ lãi suất do xung đột Nga - Ukraina khiến thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc, hút dòng vốn từ cà phê khiến giá mặt hàng nông sản này giảm mạnh.
Sau khi Arabica ở New York có sự hỗ trợ từ Brazil do kỳ lễ hội Carnival kéo dài đến thứ Tư, đã góp phần vào mối lo nguồn cung thiếu hụt, với bối cảnh báo cáo tồn kho tại sàn được “chứng nhận” vẫn quanh quẩn ở mức thấp 22 năm làm giá Arabica tăng nhẹ. Tuy nhiên phiên hôm qua, Arabica trượt dốc nhanh theo Robusta.
Với Robusta, bên cạnh các yếu tố cơ bản như nguồn cung sắp tới hứa hẹn sẽ dồi dào do hai nhà sản xuất lớn Brazil và Indonesia sắp bước vào thu hoạch vụ mùa mới, còn là sự thanh lý vị thế của các quỹ tài chính do họ đang nắm lượng mua ròng rất lớn.
Hội đồng Cà phê Ấn Độ (Coffee Board) cho biết, cuộc khủng hoảng hiện tại đã khiến xuất khẩu cà phê của Ấn Độ sang Ukraine và các nước láng giềng gặp nhiều thách thức, The Hindu đưa tin.
Từ tháng 4 đến tháng 1 của năm tài chính hiện tại, Ấn Độ đã xuất khẩu được 6.604 tấn cà phê nhân, cà phê hòa tan và cà phê rang xay sang Ukraine và 23.519 tấn sang Nga.
Trên thực tế, xuất khẩu cà phê sang Ukraine đạt mức cao nhất là 7.327 tấn trong tài khóa 2018-2019 và 6.947 tấn trong năm 2019-2020.
Các nước CIS theo truyền thống là những nhà nhập khẩu cà phê hòa tan lớn từ Ấn Độ. Theo dữ liệu từ Coffee Board, Nga hiện chiếm 75% trong số này, trong khi riêng Ukraine chiếm hơn 20%.
Tiến sĩ KG Jagadeesha, Giám đốc điều hành kiêm Thư ký của Coffee Board, cho biết: “Chiến tranh Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Ấn Độ sang Ukraine và các nước láng giềng”.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài tác động trước mắt đến xuất khẩu, cuộc chiến còn có thể tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu cà phê nói chung từ Ấn Độ sang Ukraine và các thị trường cà phê lân cận.
Bên cạnh đó, chiến tranh Nga - Ukraine có khả năng đẩy giá nhiên liệu, kim loại/nhôm (cà phê hòa tan chủ yếu được xuất khẩu trong lon và thùng kim loại) và vật liệu đóng gói, đồng thời cũng có thể làm tăng chi phí hậu cần.
Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê, cho biết: “Điều này có nghĩa là, tổng chi phí xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng lên, khiến nhiều thương nhân lo lắng”.