Chờ...

Giá cà phê hôm nay 3/4/2022: Cà phê của Việt Nam cần tránh việc bị đua nhau bán tháo

(VOH) - Giá cà phê ngày 3/4 đi ngang. Trong tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2022 giảm 9 USD/tấn, cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 6,55 cent/lb.

Giá cà phê trong nước đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  41,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  45.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

0

Lâm Hà (Robusta)

40,900

0

 Di Linh (Robusta)

40,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,500

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

0

Ia Grai (Robusta)

41,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,400

0

FOB (HCM)

2.194

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 3/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê liên tục tăng giảm trái chiều, song so với đầu tuần thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đ/kg.

Đối với mặt hàng cà phê Robusta, nước xuất khẩu số 1 trên thế giới là Việt Nam cho biết, tính đến ngày 15/03, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 450 nghìn tấn, kim ngạch trị giá hơn 1 tỷ USD. Con số này tăng hơn 22% về lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, từ đó đem đến cái nhìn tích cực về triển vọng tiêu thụ.

Tuy nhiên do thị trường chuẩn bị đón nhận nguồn cung từ Brazil và Colombia nên đà tăng của giá sẽ bị kìm hãm so với mặt hàng Arabica.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng cao hơn sản lượng nên trị giá xuất khẩu bình quân nhóm hàng cà phê cũng tăng cao lên mức 2.237 USD/tấn, tăng 26,45%, tương đương con số tăng thêm gần 500 USD/tấn.

Hiện, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam hết sức đa dạng trải rộng ở nhiều châu lục. Trong đó, các thị trường lớn có thể kể đến như: Đức, Bỉ, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ…

Với sự khởi đầu ấn tượng này, cà phê đã vượt qua nhóm hàng rau quả để đứng thứ 3 về quy mô kim ngạch trong lĩnh vực nông nghiệp (sau nhóm hàng gỗ; thủy sản). Đây cũng là 3 nhóm hàng cán mốc “tỷ USD” của lĩnh vực nông nghiệp tính từ đầu năm đến nay.

Hiện, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD. Hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.

Do vậy, để đạt con số xuất khẩu 6 tỷ USD như mục tiêu, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng tỷ lệ cà phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25% hoặc thậm chí phải hơn vậy.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, để nâng tỷ trọng cà phê chế biến là một thách thức lớn với doanh nghiệp do trình độ công nghệ, vận hành nhà máy phức tạp và nhận thức của nông dân. Mặt khác, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến để đạt giá trị cao.

Trước mắt, thị trường cà phê Robusta còn chuẩn bị tiếp nhận những đợt cung ứng lớn từ hai nước Brazil và Indonesia, xếp vị trí thứ hai và ba sau Việt Nam.

Cho nên, cà phê của Việt Nam cần tránh việc bị đua nhau bán tháo, tạo sức ép lên sàn Robusta, gây hiệu ứng dây chuyền lên giá cà phê trong nước. Dự kiến, giá cà phê Robusta trong nước vẫn có khả năng đứng vững trên 42 triệu cho đến 43 triệu/tấn, thậm chí có thể vượt mức cao này nếu có tin ảnh hưởng đến cán cân cung-cầu.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 26 USD/tấn ở mức 2.139 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 22 USD/tấn ở mức 2.130 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 2 cent/lb, ở mức 228,4 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 2 cent/lb ở mức 228,45 cent/lb.

Tổng kết tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2022 giảm 9 USD/tấn, trong khi đó Arabica giao tháng 5/2022 tăng 6,55 cent/lb.

Trong tuần này, thị trường mở đầu với phiên giảm mạnh khi giới thương nhân quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về giá cả vật tư phân bón đắt đỏ dẫn tới sự kháng giá của người trồng cà phê. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa sụt giảm còn do Trung Quốc tiếp tục đóng cửa thị trường Thượng Hải gây ra bất ổn trong việc phục hồi kinh tế của nhà tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, thông tin Rabobank dự báo sản lượng Arabica năm nay của Brazil sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi cũng kéo giá loại cà phê này giảm mạnh phiên đầu tuần.

Các phiên tiếp theo, giá Robusta chịu ảnh hưởng của áp lực bán hàng vụ mới từ các nhà sản xuất lớn, trong khi sự kháng giá của người trồng cà phê khắp nơi cũng không hề thua kém chút nào. Tổng cục Thống kê Việt Nam ước tính xuất khẩu cà phê tháng 3/2022 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 2,83 triệu bao. Còn Arabica hồi phục nhờ tỷ giá đồng Reais của Brazil mạnh lên.

2 phiên giữa tuần, thị trường cà phê tăng mạnh khi hưởng lợi từ giá vàng và giá dầu thô tiếp tục sụt giảm. Cùng với đó là thông tin thời tiết không thuận lợi tại vùng cà phê Arabica chính ở miền nam Brazil. Vùng này đang đối diện với một mùa Đông khô đã dấy lên mối lo sản lượng vụ mùa năm nay sẽ không như kỳ vọng, điều này giúp Arabica tiếp tục có đà tăng mạnh đến cuối tuần.

Còn Robusta phiên cuối tuần giảm trở lại khi có những cơn mưa giải nhiệt tại vùng trồng cà phê Tây Nguyên của Việt Nam.

Ở Burundi, cà phê chiếm gần 40% sản lượng xuất khẩu và sản xuất cà phê đã tạo công ăn việc làm cho đến 8 triệu người dân tại đây, theo trang Africa News.

Tuy nhiên, lĩnh vực này đã trải qua một sự suy giảm đều đặn và ngày càng kém hấp dẫn hơn đối với người dân Burundi, dù là những người mới vào nghề hay những nhà sản xuất cà phê đã có kinh nghiệm.

Nếu Burundi không thể cạnh tranh ngang hàng với các nhà sản xuất cà phê lớn của châu Phi như Kenya hay Ethiopia, thì đất nước này vẫn đảm bảo nằm trong top 40 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Sau thất bại của quá trình tự do hóa lĩnh vực sản xuất cà phê, chính phủ Burundi đã quyết định tái tham gia vào lĩnh vực này kể từ năm 2020.

Tuy nhiên, sản xuất cà phê của Burundi vẫn đang phải vật lộn để trở lại đúng hướng do vẫn còn những dư âm từ niên vụ trước đó. Sản lượng cà phê hiện vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 6.000 tấn trong niên vụ 2021 - 2022.

Sự sụt giảm sản lượng tại quốc gia châu Phi này bắt nguồn từ việc các đồn điền và trang trại cà phê đã bị người nông dân phó mặc để chuyển sang trồng những loại cây lương thực mang lại thu nhập lớn hơn.

Ngoài ra, việc có quá nhiều đại lý trung gian thu mua cà phê của nông dân khiến thu nhập của họ bị cắt xén đáng kể. Trong khi đó, họ mong muốn bán trực tiếp cho người mua cà phê để có lợi nhuận cao hơn.