Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 39.9000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 39.800 đồng/kg
Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.300 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.901 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 110 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,200 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,200 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
39,100 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40.100 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40.000 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
39,900 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
39,900 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
39,900 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
39.800 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
41,300 |
-100 |
Hiện nay việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU và Hoa Kỳ còn gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển dù đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao.
Các chuyên gia trong ngành dự báo, thời gian tới, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng sản lượng Robusta từ các quốc gia khác như Brazil, Uganda...
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Intimex cho biết trước đây, giá cà phê robusta trên sàn London lên tới 2.600 USD/tấn thì giá cà phê ở thị trường Việt Nam mới chỉ 40 triệu đồng/tấn.
"Đến nay, giá cà phê trên sàn London chỉ khoảng 2.000 USD/tấn, giá cà phê Việt Nam đã đạt hơn 40 triệu đồng/tấn. Đây là mức giá được mơ ước của người Việt trong nhiều năm nay", ông Nam nói.
Gần 8 tháng năm 2021, giá cà phê trong nước tăng mạnh là tín hiệu tích cực cho ngành cà phê khi COVID-19 bủa vây toàn nền kinh tế.
Tuy nhiên, chưa kịp mừng đã vội lo khi ngành hàng này đang đối mặt với tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.
Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.
Giá cà phê thế giới giảm
Phiên giao dịch ngày 3/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 10 USD, xuống 2.056 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 7 USD, còn 2.021 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba.
Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 1,30 cent, xuống 194,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm thêm 1,20 cent, còn 197,05 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Chính phủ Việt Nam đã chuyển sang phương án phòng chống dịch bệnh covid-19 theo “5T”. Khả năng lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa sẽ dễ dàng hơn và do đó, lượng cà phê Robusta giao về các cảng xất khẩu sẽ tăng dần, cho dù cước phí vận tải biển vẫn cao ngất ngưởng sẽ là rào cản rất đáng kể.
Cơ quan Thương mại của chính phủ Indonesia báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Tám đạt 104.178 bao, giảm tới 70,45% so với cùng kỳ năm trước, góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê Robusta trong 11 tháng của niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1.857.749 bao, giảm 1.175.909 bao, tức giảm 38,76% so với cùng kỳ niên vụ trước, trong khi ước tính sản lượng của niên vụ cà phê mới 2021/2022 đạt tổng cộng 11,35 triệu bao, giảm 2,16% so với niên vụ trước đó.
Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm 11 triệu bao so với niên vụ 2020 - 2021, xuống 164,8 triệu bao, do yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil.
USDA cũng dự báo rằng, xuất khẩu cà phê toàn cầu sẽ giảm 4,8 triệu bao xuống 115,5 triệu bao. Nguyên nhân là lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Tiêu thụ cà phê thế giới dự báo sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Brazil. Đồng thời, tồn kho cà phê cuối niên vụ 2021 - 2022 dự kiến giảm 7,9 triệu bao xuống 32 triệu bao.
Tuy nhiên, tiêu thụ của khu vực EU lại được dự kiến tăng khoảng 965.000 bao so với niên vụ trước lên 41,4 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, dự trữ cà phê tại EU dự kiến sẽ giảm 2,1 triệu bao, xuống còn 14 triệu bao.
Trong khi đó, Mỹ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ nhập khẩu 24,2 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022, giảm 300.000 bao so với niên vụ trước. Các nhà cung cấp cà phê chính cho Mỹ gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%).