Giá cà phê trong nước sáng nay 31/12 tiếp đà tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 41.5000 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43.000 đồng/kg
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,800 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,800 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,700 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.600 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.500 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.500 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41.500 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.500 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.500 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,000 |
+100 |
FOB (HCM) |
2.428 |
Trừ lùi: +55 |
Việt Nam vừa ước báo xuất khẩu cà phê tháng cuối cùng của năm 2021 chỉ đạt 2,17 triệu bao, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, xuất khẩu cà phê cả năm 2021 đạt tổng cộng 1,52 triệu tấn, giảm 2,7% so với xuất khẩu của năm 2020. Chi phí vận tải tăng cao và việc hạn chế container vận chuyển đã làm xuất khẩu cà phê từ Việt Nam bị chậm lại.
Thời tiết vùng cà phê Tây nguyên hiện vẫn âm u kéo dài, tiếp tục gây khó cho nhà nông trong việc phơi sấy. Dự báo thu hoạch vụ mùa sẽ bị kéo dài thêm vài tuần nữa so với những năm trước.
Có vẻ như báo cáo từ Việt Nam đã khiến đầu cơ trên sàn London nới rộng khoảng cách giá đảo, trong khi khối lượng thương mại trong phiên vừa qua rất thấp do phần lớn nhà giao dịch đã rời khỏi thị trường cho kỳ nghỉ kéo dài cuối năm và Tết Năm Mới 2022.
Tuần cuối cùng của năm 2021, giá cà phê Robusta tăng khá đều đặn, tiến gần sát mốc 2.500 USD/tấn. Nguyên nhân do Việt Nam vừa ước báo xuất khẩu cà phê tháng cuối cùng của năm 2021 chỉ đạt 2,17 triệu bao, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, xuất khẩu cà phê cả năm 2021 đạt tổng cộng 1,52 triệu tấn, giảm 2,7% so với xuất khẩu của năm 2020. Chi phí vận tải tăng cao và việc hạn chế conts vận chuyển đã làm xuất khẩu cà phê từ Việt Nam bị chậm lại.
Trong khi đó, tồn kho trên 2 sàn tiếp tục giảm. Tuy vậy khối lượng thương mại trong phiên vừa qua rất thấp do phần lớn nhà giao dịch đã rời khỏi thị trường cho kỳ nghỉ kéo dài cuối năm và Tết năm mới 2022. Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, sàn London đã bắt đầu vào vùng quá mua, do vậy có thể sẽ có đợt điều chỉnh giảm ngay trong đầu năm 2022 trước khi có thể chinh phục những mốc cao hơn.
Theo ghi nhận, so với ngày 1/1/2021, giá cà phê thời điểm đó trong khoảng 32.600 - 33.100 đồng/kg, thị trường trong nước tăng 8.200 - 8.500 đồng/kg trong năm 2021, tăng 25%. Trong khi đó nếu so sánh giá cà phê thế giới, Robusta giao tháng 1 tăng 1.116 USD/tấn, tăng 82%, Arabica giao tháng 3 tăng 100,6 cent/lb, tương ứng 78%. Như vậy có thể thấy, giá cà phê trong nước tăng chậm hơn so với thế giới, tăng không lại giá xăng, giá phân bón, giá nhân công...
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát giá cà phê khảo sát sáng ngày 31/12, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.490 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.373 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 0,05 cent/lb, ở mức 228,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 0,15 cent/lb, ở mức 228,80 cent/lb.
Trong ngắn hạn, giá cà phê toàn cầu được dự báo sẽ ổn định do các nước phương Tây chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ năm mới 2022. Về trung hạn, thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi sản lượng giảm tại nhiều quốc gia trên thế giới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 có khả năng giảm do nhiều cây trồng già cỗi không được tái canh kịp thời vì mức giá thấp kéo dài, trong khi một số diện tích đáng kể được nhà nông chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Còn theo báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia (Fedecafe), sản lượng cà phê robusta năm nay của nước này có khả năng giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi và người trồng chưa muốn bán ra với kỳ vọng giá sẽ tăng thêm.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê ở Brazil (Cecafé), năm 2022 được cho là một năm khó khăn đối với người trồng cà phê tại Brazil, nước sản xuất lớn nhất thế giới, khi hạn hán và sau đó là sương giá đã làm hư hại đến 20% số cây cà phê, có nguy cơ làm giảm sản lượng trong tương lai.