Giá cà phê hôm nay 5/10: Bất ngờ suy yếu trên cả hai sàn trong nước và thế giới

(VOH)-Giá cà phê ngày 5/10 giảm 300 đồng/kg, do giá thế giới giảm và sức mua trên thị trường giao dịch chậm. Thị trường dự báo sôi động, thanh khoản tốt, sinh lời cao.

Giá cà phê thế tăng mạnh  

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 5/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 20 USD, xuống 2.148 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 21 USD, còn 2.140 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 5/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 3,70 cent, xuống 200,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 3,65 cent, còn 203,25 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 4/10: Bất ngờ suy yếu trên cả hai sàn trong nước và thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 4/10: Bất ngờ suy yếu trên cả hai sàn trong nước và thế giới 3

Đồng Reais giảm 1,45%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,4460 Reais do lo ngại rủi ro từ nền kinh tế Trung Quốc và chính sách tiền tệ của Mỹ, trong khi tác động của sự thiếu hụt năng lượng toàn cầu sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế giới kém hơn là điều không thể tránh khỏi.

Giá cà phê hai sàn chỉnh giảm sau phiên tăng nóng cuối tuần trước là điều không hề gây ngạc nhiên. Bên cạnh còn là báo cáo thời tiết Brasil cuối tuần đã có mưa lớn và dự báo tuần này tiếp tục có mưa lớn bao phủ khắp vành đai cà phê miền nam, rất thuận lợi để kích hoạt cây cà phê ra hoa vụ mới, chính thức kết thúc mùa đông khô.

Với mức giá hiện tại, chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, nếu quy đổi tỷ giá USD và giá niêm yết trên thị trường London, mỗi tấn cà phê Việt Nam còn dư địa 85 USD để cân đối với các loại chi phí phát sinh khác. Với chênh lệch trên sẽ giúp thanh khoản của thị trường cao hơn, cà phê vụ mới sẽ sôi động sau gần 2 năm bị gò bó bởi dịch Covid-19

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, trong tháng 8 giá cà phê thế giới ghi nhận tháng tăng thứ 10 liên tiếp do lo ngại nguồn cung trong bối cảnh điều kiện khí hậu bất lợi ở các nước sản xuất lớn và chi phí vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 tại châu Á làm gián đoạn dòng chảy thương mại.

Chỉ số giá cà phê tổng hợp trung bình hàng tháng của ICO trong tháng 8 theo đó tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 với 160,14 US cent/pound, tăng 5,2% so với tháng 7 và tăng 51,3% so với đầu niên vụ cà phê hiện tại (tháng 10/2020).

ICO cho rằng, mức tăng ổn định quan sát được kể từ đầu niên vụ cà phê 2020-2021 cho thấy sự phục hồi của giá cà phê thế giới sau ba năm duy trì ở mức thấp.

Giá cà phê arabica ghi nhận mức tăng đáng kể trong khi cà phê robusta chỉ tăng vừa phải. Hầu hết nhóm cà phê được theo dõi bởi ICO đều ghi nhận đà tăng giá từ tháng 6 và chạm mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Trong đó, chỉ số giá cà phê arabica Colombia đạt 206,53 US cent/pound, tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức giá trung bình hàng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Ngoài ra, thông tin vùng cà phê Tây nguyên của Việt Nam có nhiều mưa sẽ hỗ trợ cây cà phê Robusta tăng thêm năng suất và nhất là biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội của Chính phủ nhằm khai thông xuất khẩu hàng hóa nông sản, giúp thị trường giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

Giá trong nước giảm 300 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay điều chỉnh giảm 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 300 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.4000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 300 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 300 đồng/kg, dao động ở  mức 40.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41.800 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.990 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi ở 140 – 150 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,600

         -300

Lâm Hà (Robusta)

39,600

         -300

 Di Linh (Robusta)

39,500

         -300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.500

          -300

Buôn Hồ (Robusta)

40.400

-300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,400

-300

Ia Grai (Robusta)

40,400

-300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,400

-300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.300

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,800

         -300

FOB (HCM)

2.203

Trừ lùi: +55


Giá cà phê điều chỉnh giảm nhẹ do tác động từ thị trường thế giới do giá đi xuống.

Giá cà phê trong nước tuần qua vẫn rất trầm lắng, tăng nhẹ theo giá Robusta trên sàn London. Giá cao chỉ nhờ chốt bán hàng ký gửi, hàng thực tay trao tay đôi khi dưới giá tham khảo nhiều. Tình hình hiện nay, lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các vùng có kho cảng cà phê quanh TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận kéo dài cho đến giữa tháng 9/2021, thì chắc phải tới hết tháng 9/2021 thị trường cà phê nội địa mới bắt đầu trở lại bình thường.

Dịch Covid-19 những tháng qua khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm sút. Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9/2021 khoảng 120 ngàn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1,19 triệu tấn, giảm 4,26% so với xuất khẩu cùng kỳ năm 2020.

Cà phê Việt Nam chiếm lĩnh thị trường quốc tế bằng cách tập trung chủ yếu vào loại cà phê robusta rẻ tiền hơn. Hạt robusta có thể có lượng caffein gấp đôi so với hạt arabica, có vị đắng hơn. Nhà sản xuất Việt Nam chiếm hơn 40% sản lượng cà phê robusta của thế giới. Việc trồng cà phê ở Việt Nam cũng rất năng suất, sản lượng cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác.