Chờ...

Giá cà phê hôm nay 6/4/2020: Thị trường giao dịch chậm, giá một số nơi giảm nhẹ

(VOH) - Giá cà phê ngày 6/4 giảm nhẹ 100 đồng/kg tại  Đắk Lắk và Kon Tum, còn các địa phương khác vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam đi ngang. Giá cà phê thế giới ổn định.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 30.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 29.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 29.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 29.400 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk, khu vực Cư M'gar ổn định ở mức 30.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê giảm 100 đồng/kg, về ngưỡng 29.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai ổn định, ở Pleiku giá ở ngưỡng 29.800 đồng/kg, ở Ia Grai giá cà phê  ở  mức 29.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  đi ngang,  về  ngưỡng  29.800 đồng/kg.

Riêng giá cà phê tại Kon Tum giảm 100đồng/kg, về mức 29.700 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  ổn định ở ngưỡng 31.300đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

29,500

0

— Lâm Hà (Robusta)

29,500

0

— Di Linh (Robusta)

29,400

0

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

30,000

0

— Buôn Hồ (Robusta)

29,700

-100

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

29,800

0

_ Ia Grai (Robusta)

29,700

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

29,800

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

29.700

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

31,300

0

Giá cà phê hôm nay 6/4/2020

Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê lao dốc, cùng với dịch COVID-19 lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, nhất là khu vực Châu Âu đã khiến ngành cà phê Tây Nguyên lao đao.

Ông Nguyễn Minh Đường, Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết, giá cà phê đang sụt giảm nghiêm trọng, hiện chỉ khoảng 30.000đ/kg, thấp hơn so với giá thành là 32.000 - 33.000đ/kg. Giá thấp khiến nông dân hạn chế bán ra, doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất khẩu.

Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc thu mua cà phê trong nước gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán ra với giá thấp như hiện nay. Trong khi đó, tại tỉnh Lâm Đồng, thời tiết không thuận lợi đã gây thiệt hại lớn, nhất là đối với cà phê Arabica. Theo ước tính khoảng 150 ha trong tổng số 500 ha cà phê của xã Đạ Sar và 300 ha cà phê của xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại nghiêm trọng do sương muối.

Tại Tây Nguyên, vụ mùa 2019/20 đối mặt với tình trạng hạn hán, dẫn đến sản lượng giảm. Mùa khô tại Tây Nguyên kéo dài dẫn đến nước tưới cho diện tích cây cà phê ngày càng khan hiếm, việc áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước được xem là yêu cầu cấp bách để duy trì phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nhất là với các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê.

Cũng trong tháng, Việt Nam xuất khẩu 150.000 tấn cà phê, trị giá 250 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với tháng 1; tăng 31,1% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với cùng kì năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê đạt 295.000 tấn, trị giá 497 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với tháng 2/2019.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 02/2020 đạt 88,3 nghìn tấn, trị giá 147,73 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 01/2020, tăng 236,7% về lượng và tăng 221% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 02/2019. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15 tháng 02/2020, xuất khẩu cà phê đạt 233,3 nghìn tấn, trị giá 394,1 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong 15 ngày đầu tháng 02/2020 đạt mức 1.672 USD/tấn, giảm 4,5% so với 15 ngày đầu tháng 01/2020 và giảm 4,7% so với 15 ngày đầu tháng 02/2019. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/02/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.689 USD/tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

05/20

1191

0

0

6959

1207

1184

1201

1209

47473

07/20

1220

0

0

6853

1234

1215

1230

1234

45695

09/20

1241

0

0

4247

1255

1236

1251

1256

22954

11/20

1260

0

0

1356

1274

1256

1268

1274

1542

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

05/20

114.90

0

0

15077

119.20

114.30

118.55

119.35

60554

07/20

116.50

0

0

13656

120.50

115.85

119.40

120.70

53759

09/20

117.60

0

0

4697

121.20

117.05

120.60

121.70

41796

12/20

118.80

0

0

2374

122.10

118.20

121.70

122.90

38218
 

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 6/4/2020 giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) đi ngang ở mức 1.191USD/tấn

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày  6/4/2020, ổn định ở  mức 1.149USD/tấn.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 đạt hơn 11,1 triệu bao so với 10,83 triệu bao trong cùng kì năm 2019.

Tuy nhiên trước tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu có thể giảm do thiếu phương tiện vận chuyển và nhân công, trong khi nhu cầu suy yếu có thể gây áp lực lên giá.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu năm 2019 - 2020 giảm 3,4% xuống 50,97 triệu bao so với 52,78 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019. Xuất khẩu cà phê arabica giảm 7,8% xuống còn 31,86 triệu bao trong khi xuất khẩu robusta tăng 4,8% lên 19,1 triệu bao.

Trong tháng 2, xuất khẩu từ Brazil giảm 24,3% xuống còn 2,7 triệu bao và trong 5 tháng đầu năm giảm 13,2% xuống còn 16,19 triệu bao so với cùng kì.

Sản lượng cà phê trong năm 2019 - 2020 của Brazil ước tính đạt 57 triệu bao, thấp hơn 12,2%. Sản lượng cà phê arabica, thường chiếm khoảng 65 - 70% tổng sản lượng, rơi vào cuối vụ của chu kì hai năm một lần, dẫn đến tổng sản lượng suy giảm trong năm này.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ giá tổng hợp ICO trong tháng 3 đã tăng sau hai tháng giảm liên tiếp. Tất cả chỉ số giá cà phê arabica đều tăng nhờ sự không ổn định của nguồn cung sẵn có, trong khi chỉ số giá cà phê robusta giảm.

Sau hai tháng giảm liên tiếp, chỉ số giá tổng hợp ICO tăng trong tháng 3, trung bình đạt 109,05 cent/ lb, cao hơn 6,9% so với tháng 2. Đây là mức trung bình hàng tháng cao thứ hai trong năm 2019 - 2020.

Giá cà phê tổng hợp hàng ngày ICO dao động trong khoảng 103,22 - 117,41 UScent/pound từ ngày 17/3 đến ngày 25/3. Những lo ngại về sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng do tháng 3 thường là tháng có hàng tồn kho thấp khi năm trồng trọt tại các quốc gia bắt đầu vào tháng 4, đặc biệt là Brazil đã đẩy giá cao hơn.

Tất cả các chỉ số giá của nhóm cà phê arabica tăng vào tháng 3, trong khi chỉ số giá của nhóm cà phê robusta giảm 0,9% xuống 67,46 UScent/pound.

Chỉ số giá tại Brazil tăng 10% lên 112,87 UScent/pound, tại Clombia tăng 8,6% lên 158,99 UScent/pound và tại các quốc gia khác tăng 9,5% lên 148,33 UScent/pound.

Sự chênh lệch giá giữa Colombia và các nước khác đã thu hẹp vào tháng 3, giảm 2,5% xuống còn 10,66 UScent/pound sau khi tăng gấp đôi trong tháng 2.

Sự không chắc chắn về nguồn cung sẵn có của cà phê arabica đã giữ chỉ số giá của nhóm này ổn định.

Giá cà phê hôm nay 4/4/2020: Quay đầu giả 200-300 đồng/kg tại Tây Nguyên và miền Nam - Giá cà phê ngày 4/4 đảo chiều đi xuống, giảm 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới suy yếu theo đồng Reais ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 6/4/2020: USD và Euro cùng tăng - Đô la Mỹ có thể tăng cao trở lại trong tuần này. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt lúc 6 giờ 20 phút sáng (VN) đang ở mức 100,750.