Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 46.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 46.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 46.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 46,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 46,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 46,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 46,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 500 đồng/kg, dao động ở 46,400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg, dao động ở 50,400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
46,100 |
-500 |
Lâm Hà (Robusta) |
46,100 |
-500 |
Di Linh (Robusta) |
46,000 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
46,500 |
-500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
46,400 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
46,400 |
-500 |
Ia Grai (Robusta) |
46,400 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
46,400 |
-500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
46,400 |
-500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
50,400 |
-500 |
FOB (HCM) |
2,195 |
Trừ lùi: +55 |
Bước sang niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê Việt Nam được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sẽ phục hồi 1,8 triệu bao, lên con số 30,8 triệu bao, sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 09/2022 đạt 100.000 tấn (khoảng 1,66 triệu bao), giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lũy kế cả niên vụ 2021/2022 xuất khẩu cà phê tăng 6,14% so với niên vụ trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 09 tháng đầu năm đạt 3,1 tỷ USD (tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước). Hiệp hội Cà phê - Ca cao (Vicofa) dự báo nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao, thì cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam sẽ thiết lập được mốc xuất khẩu kỷ lục 4 tỷ USD.
Giá cà phê thế giới quay đầu giảm
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 33 USD, xuống 2.140 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 28 USD, còn 2.139 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 6,95 cent, xuống 217,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 7,00 cent, còn 207,65 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn đảo chiều sụt giảm khi USDX tiếp nối đà tăng do lo ngại suy thoái kinh tế trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao trước phát biểu của các quan chức Fed cho thấy họ sẽ mạnh tay tại phiên họp chính sách sắp tới, khiến hầu hết các thị trường hàng hóa đảo chiều sụt giảm và đã gây ra tình trạng bán tháo các vị thế ròng trên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Trong khi đó, tỷ giá đồng Reais tăng 0,44% lên ở mức 1USD = 5,2100 R$ thể hiện sự phấn khích của thị trường nội địa Brasil với vòng bầu cử tổng thống sắp tới cũng góp phần đáng kể khi họ mạnh tay bán cà phê vụ mới vừa hoàn tất thu hoạch.
Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên tiêu cực cũng tác động đến thị trường.
Đầu phiên giao dịch ngày 7/10 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng mạnh 1,15%, đạt mốc 112,23. Đồng USD tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp, khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào một bản báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tích cực của Mỹ sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kiên định với chính sách thắt chặt trong thời gian tới.
Trước đó, do nguồn cung ngắn hạn khan hiếm giúp cà phê có những ngày tăng trở lại. Xuất khẩu từ Brazil và Colombia giảm khiến nguồn cung Arabica khan hiếm và giao dịch tháng 12 ở mức cao hơn các hợp đồng giao xa hơn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết từ tháng 10/2021 tới tháng 8/2022 xuất khẩu từ Brazil giảm 27,2%, trong khi Colombia giảm 18,7%. Sản lượng cà phê năm nay tại Brazil được điều chỉnh giảm gần đây do thời tiết bất lợi.
Trong một diễn biến khác, thị trường cà phê ở Đài Loan đang phát triển mạnh. Số lượng các quán cà phê ở Đài Loan tăng tới 815% trong 20 năm qua, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), mỗi năm thị trường Đài Loan tiêu thụ 2,85 tỷ cốc cà phê, trong đó khoảng 600 triệu cốc là cà phê mang đi. 55% người Đài Loan uống cà phê mỗi ngày và đến quán cà phê trung bình 7 lần/tháng.
Theo Cơ quan Tài chính Đài Loan, nhập khẩu cà phê của thị trường Đài Loan trong tháng 8/2022 đạt 4,16 nghìn tấn, trị giá 30,18 triệu USD, tăng 1,2% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với tháng 7/2022; so với tháng 8/2021 tăng 42% về lượng và tăng 94,6% về trị giá.
Tính chung 8 tháng năm 2022, thị trường Đài Loan nhập khẩu cà phê đạt trên 30 nghìn tấn, trị giá 188,37 triệu USD, tăng 3,3% về lượng và tăng 37,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 8/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của thị trường Đài Loan đạt mức 7.257 USD/tấn, tăng 8,6% so với tháng 7/2022 và tăng 37,1% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng năm 2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của thị trường Đài Loan đạt mức 6.266 USD/tấn, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của thị trường Đài Loan tăng từ tất cả các nguồn cung chính. Mức tăng cao nhất ghi nhận từ Colombia (tăng 61,7%) và mức tăng thấp nhất từ Ethiopia (tăng 24%).