Giá cà phê trong nước hôm nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở 41,300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở 45,300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,700 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,700 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
40,600 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,300 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,200 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,200 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
41,200 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,300 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,300 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,500 |
0 |
FOB (HCM) |
1,931 |
Trừ lùi: +55 |
Giá cà phê hôm nay không thay đổi so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Quý III/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 319 nghìn tấn, trị giá 753,9 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với quý II/2022, so với quý III/2021 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 9,9% về trị giá, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới giảm do kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài và chưa có dấu hiệu lắng dịu, trong khi lạm phát tăng cao. Dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đối mặt với khó khăn do nhu cầu thấp, giá giảm.
Quý III/2022 so với quý II/2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang tất cả các khu vực giảm. So với quý III/2021, trị giá xuất khẩu sang hầu hết khu vực tăng, trừ khu vực Châu Phi.
Tính chung 9 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu cà phê sang tất cả các khu vực tăng so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng cao nhất 97,2% xuất khẩu tới khu vực Châu Đại Dương; mức tăng thấp nhất 11,4% xuất khẩu tới khu vực Châu Á.
Quý III/2022 so với quý II/2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, ngoại trừ Nga tăng 11,1%. So với quý III/2021, trị giá xuất khẩu cà phê sang các thị trường Italia, Nhật Bản và Nga tăng mạnh, nhưng sang Đức, Bỉ và Mỹ giảm.
Quý III/2022 so với quý II/2022, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê giảm, ngoại trừ cà phê chế biến tăng 3,5%. So với quý III/2021, trị giá xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê tăng. Mức tăng cao nhất 43,4% đối với cà phê arabica; mức tăng thấp nhất 9,5% với cà phê robusta.
Tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta tăng 33,7%, đạt 2,24 tỷ USD; xuất khẩu cà phê arabica tăng 67,9%, đạt 208 triệu USD; xuất khẩu cà phê chế biến tăng 16,5%, đạt 481 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu cà phê excelsa giảm 9,1%, đạt 3 triệu USD.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Theo khảo sát phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 34 USD/tấn ở mức 1.876 USD/tấn, giao tháng 3/2023 tăng 30 USD/tấn ở mức 1.857 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 3,55 cent/lb, ở mức 175,75 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 3,3 cent/lb, ở mức 171,65 cent/lb.
Tính chung tuần trước, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng tất cả 20 USD, lên 1.869 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 5,95 cent, lên 175,75 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê thế giới tuần qua chịu tác động từ quyết định tăng lãi suất điều hành USD thêm 0,75% lên ở mức 3,75 - 4%/năm của Fed.
Có khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,5% tại kỳ họp cuối năm và cũng không loại trừ sẽ vượt qua mức 4,75%/năm như đã dự kiến.
Lo ngại rủi tăng cao đã khiến đầu cơ vội vàng rút vốn rời khỏi các thị trường nói chung, khiến giá trị USD có lúc bay hơi khá mạnh trong tuần qua.
Nhưng những thời điểm đó cũng là cơ hội để quỹ và đầu cơ trên các thị trường cà phê phái sinh quay lại mua vào. Điều này khiến cà phê tăng nhẹ.
Ở chiều ngược lại, nguồn cung dồi dào đang kìm hãm đà tăng của cà phê. Tính đến cuối tháng 10/2022, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 1.430 tấn, tức tăng 1,61 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 90.230 tấn (tương đương 1.503.833 bao, bao 60 kg).
Thông tin thời tiết ở các vùng trồng cà phê chính ở miền nam Brazil thời gian qua đã có mưa rất thuận lợi hỗ trợ tốt cho cây cà phê làm bông vụ mới, hứa hẹn vụ mùa năm 2023 sẽ là vụ kỷ lục. Cùng với đó, việc thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2022/2023 đang diễn ra tại các nước sản xuất chính tiếp tục đè nặng các thị trường.
Ở Việt Nam, vụ thu hoạch đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực trồng chính, thị trường sẽ cần thêm ít nhất 3 tuần nữa để có nguồn cung cấp dồi dào.
Cuối tuần trước, nhằm giải quyết vấn đề cung, cầu cho sản lượng cà phê Đắk Nông niên vụ 2022 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông tổ chức “Diễn đàn kết nối tiêu thụ cà phê niên vụ 2022-2023”.