Giá cà phê trong nước điều chỉnh giảm 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,800đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 400 đồng/kg , giá ở Pleiku là 40,800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động ở 40,700 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44.800 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,300 |
-400 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,300 |
-400 |
Di Linh (Robusta) |
40,200 |
-400 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40,900 |
-400 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40,800 |
-400 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,800 |
-400 |
Ia Grai (Robusta) |
40,800 |
-400 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40.800 |
-400 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,700 |
-400 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
44,800 |
-400 |
FOB (HCM) |
2.172 |
Trừ lùi: +55 |
Giao dịch cà phê tại Việt Nam đang chững lại do nông dân đã bán ra gần hết và chỉ giữ lại một phần chờ giá tăng.
Theo dự đoán giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil. Ngoài ra vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.
Giá cà phê trong nước có vẻ đang cố gắng kháng cự để giữ mức cao cho dù London có rớt sâu. Thật ra, đấy cũng là điều hợp lý vì nền giá hàng hóa thương phẩm đều tăng trên sàn thuộc các nhóm hàng năng lượng, kim loại và nhất là nông sản (ngũ cốc).
Theo ước tính, trong tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá.
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Vào tháng 3/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với tháng 3/2021. Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cà phê thế giới suy yếu
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.093 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 20 USD/tấn ở mức 2.090 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,7 cent/lb, ở mức 227,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,65 cent/lb ở mức 227,6 cent/lb.
Giá cà phê hôm nay trên hai sàn giao dịch thế giới đồng loạt giảm trở lại sau mấy ngày biến động trái chiều. Theo đó, mức điều chỉnh đối với giá cà phê robusta và arabica đều trên 1%.
Trong phiên vừa qua, giá Arabica đã giảm mạnh. Áp lực bán hàng từ Brazil, Indonesia đến Việt Nam khiến giá Robusta xuống thấp nhất 3 tuần qua. Giới đầu cơ trên sàn nhân lúc giá xuống cũng tranh thủ mua vào càng khiến thị trường giảm sâu hơn.
Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4/2022. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu. Suy đoán sự mạnh tay kỳ này của Fed sẽ dẫn tới khả năng USDX vượt qua mốc 100, khiến thế giới có thể phải đối diện với áp lực lạm phát gia tăng là điều khó tránh khỏi…
Theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Mordor Intelligence, thị trường cà phê Trung Quốc được dự báo tăng trưởng trung bình 10,42%/năm trong giai đoạn 2022 - 2027.
Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB) dự kiến, tiêu thụ cà phê tại nước này đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2020, sản lượng cà phê ở Trung Quốc là 1.800 nghìn bao 60kg, trong khi Trung Quốc nhập khẩu 3.804 nghìn bao 60kg.
Do đó, Trung Quốc đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường cà phê.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê (HS 0901) của nước này trong tháng 2/2022 đạt 25,33 triệu USD, giảm 15,7% so với tháng 2/2021.
Tính chung trong hai tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 59,32 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021.