Chờ...

Giá cà phê hôm nay 7/5/2022: Giảm mạnh 1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 7/5 giảm mạnh trong nước và quốc tế. Tâm lý lo ngại rủi ro tăng cao do sự thắt chặt tiền tệ đã làm giá cà phê kỳ hạn suy yếu trở lại.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm mạnh 1.000 đồng/kg theo phiên giảm của hôm qua, giá cao nhất tại TPHCM là 45.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm mạnh, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk chững giá, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng biến động giảm mạnh 1.000 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm mạnh 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm xuống 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TPHCM mất 1.000 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng 45.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,500

-1000

Lâm Hà (Robusta)

40,600

-1000

 Di Linh (Robusta)

40,500

-1000

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,100

-1000

Buôn Hồ (Robusta)

41,000

-1000

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,000

-1000

Ia Grai (Robusta)

41,000

-1000

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.000

-1000

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,900

-1000

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,000

-1000

FOB (HCM)

2.191

Trừ lùi: +55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá cà phê hôm nay 7/5/2022: Giảm mạnh 1.000 đồng/kg 
Ảnh minh họa - Internet 

Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam tăng do nhu cầu cao và nguồn cung thắt chặt khi tồn trữ giảm, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia trầm lắng do nghỉ lễ Eid Al-Fitr.

Quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục theo quý. Nhu cầu tiêu thụ tăng và hoạt động thông quan thuận lợi hơn đã tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2022 đạt 581,7 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với quý I/2021; so với quý I/2020 tăng 12,8% về lượng và tăng 49,1% về trị giá.

Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê sang tất cả các khu vực trên thế giới đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang khu vực châu Âu tăng mạnh nhất, tăng 92,6%.

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Á giảm từ 45,62% trong quý I/2021 xuống 32,7% trong quý I/2022. 

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) vừa đưa ra cảnh báo cho rằng vì giá cả vật tư phân bón tăng cao sẽ khiến nông dân cắt giảm đầu tư chăm bón. Điều này có thể khiến sản lượng của nhà sản xuất Robusta hàng đầu sụt giảm 10% trong vụ sắp tới.

Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh 

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm mạnh 53 USD (2,48%), giao dịch tại 2.083 USD/tấn. 

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6,80 Cent (3,13%), giao dịch tại 210,45 Cent/lb. 

Giá cà phê hôm nay 7/5/2022: Giảm mạnh 1.000 đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 7/5/2022: Giảm mạnh 1.000 đồng/kg 3

Chứng khoán giảm mạnh, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt sau khi thị trường đón nhận quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất cơ bản USD thêm 0,5% lên ở mức 0,7 – 1%/năm đã tác động mạnh đến thị trường nông sản. 

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường cà phê chịu áp lực rất lớn từ yếu tố tiền tệ. Kết quả phiên họp chính sách tiền tệ của Copom - Brazil với suy đoán mức tăng lần này sẽ là 1%, khiến cho thị trường quay đầu giảm trong phiên vừa qua. 

Từ năm 2021, Brazil - nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu tình trạng hạn hán kéo dài và đợt giá rét tồi tệ nhất kể từ năm 1994. 

Với 70% sản lượng cà phê được dành cho xuất khẩu trong thập kỷ qua, Brazil có ảnh hưởng quyết định đến giá cà phê trên toàn cầu.

Ngoài ra, việc hai sàn cà phê kỳ hạn suy yếu trở lại còn do báo cáo của thị trường từ Colombia, nhà sản xuất cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu thế giới cho biết xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt 845.000 bao, giảm tới 18,36% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia, lãi suất tiền tệ tăng đã thúc đẩy giá cả hàng hóa tăng theo là điều khó tránh khỏi. Nhưng chính sự thanh lý, điều chỉnh vị thế của các giới đầu cơ sau khi đã tăng mua liên tiếp trước đó và tỷ giá đồng Reais suy yếu trở lại đã gây bất lợi cho giá cà phê do người Brasil đẩy mạnh bán cà phê ra theo phương thức giao sau.