Chờ...

Giá cà phê hôm nay 7/6/2022: Tuột khỏi mốc 43.000 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 7/6 giảm 200 đồng/kg. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 6, giá cà phê nhân xô trong nước đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.900 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,800đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,800đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,800đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,800đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở mức  42,700đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  46,800đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,300

-200

Lâm Hà (Robusta)

42,300

-200

 Di Linh (Robusta)

42,200

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,900

-200

Buôn Hồ (Robusta)

42,800

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,800

-200

Ia Grai (Robusta)

42,800

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,800

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,700

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,800

-200

FOB (HCM)

2.188

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 7/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 5, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt 2.284 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng trước nhưng tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu đạt bình quân 2.251 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tính đến đầu tháng 6, giá cà phê nhân xô trong nước đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, dao động trong khoảng 42.500 – 43.100 đồng/kg, tương ứng tăng 7% (2.800 đồng/kg) so với cuối tháng 4.

Theo Bộ Công Thương, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, nhờ lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu theo Hiệp định EVFTA và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng tới 51,7% về lượng và tăng 89% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 304.022 tấn với trị giá 668 triệu USD. 

Trong đó, xuất khẩu cà phê sang các thị trường chủ lực như Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha… đều tăng cao.  EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu. 

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 3 USD, xuống 2.133 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1 USD, lên 2.140 USD/tấn, các mức tăng/giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York trở lại xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 5,15 cent, lên 237,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 5,10 cent, lên 237,65 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 7/6/2022: Tuột khỏi mốc 43.000 đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 7/6/2022: Tuột khỏi mốc 43.000 đồng/kg 3

Thị trường cà phê trên sàn London quay đầu giảm nhẹ ngay sau mở lại. Trước đó, giá cà phê Robusta trên sàn này đi ngang do có kỳ nghỉ dài 4 ngày. Trong khi đó, giá cà phe Arabica lại quay đầu tăng.

Nguyên nhân cà phê Arabica tăng được lý giải do các mặt hàng hàng hóa tại Mỹ đều tăng cao do giá cả leo thang, bên cạnh đó là thông tin về lượng mưa tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở Brazil đạt ít hơn trung bình nhiều năm. Đồng Real tăng nhẹ đã ngăn cản người Brazil bán cà phê vụ mới đã hỗ trợ cho giá cà phê Arabica ở New York.

Theo các nhà quan sát, USDX giảm nhẹ và chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại đã ngăn cản sức mua hàng hóa nói chung. Trong khi đó, thị trường cà phê thế giới lo ngại rủi ro cao hơn, trước suy đoán Fed sẽ mạnh tay tại các phiên họp chính sách sắp tới.

Điều này đã thúc đẩy giới đầu cơ tiếp tục thanh lý, cân đối vị thế ròng đang nắm trên cả hai thị trường kỳ hạn sau khi kỳ hạn tháng 9 đã trở thành kỳ hạn giao dịch chính trên cả 2 sàn.

Trong tháng 5/2022, giá cà phê thế giới có xu hướng tăng trở lại trong bối cảnh thị trường xuất hiện một số thông tin tích cực, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thượng Hải - cảng biển giao thương hàng hóa sầm uất nhất thế giới, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa, giúp thị trường hàng hóa toàn cầu được lưu thông thuận tiện hơn.

Trong khi đó, đồng real tăng lên mức cao nhất 5 tuần so với đồng USD đã hạn chế người trồng cà phê Brazil bán hàng vụ mới.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2022, Brazil xuất khẩu 14,1 triệu bao cà phê loại 60 kg, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, việc các quỹ hàng hóa tăng mua cũng là một trong những tác nhân góp phần đẩy giá cà phê giao kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 6 tuần.