Giá cà phê hôm nay 7/9/2022: Trong nước, vụt tăng mạnh

(VOH) Giá cà phê ngày 7/9 bật tăng mạnh 800 đồng/kg theo giá thế giới do giá đồng đô la Mỹ ở mức cao nhất trong 20 năm qua nên tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa thế giới.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 800 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 48.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 47.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng cũng tăng 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 47.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 47.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 48,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 48,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động ở mức 48,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 52,300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

47,800

+800

Lâm Hà (Robusta)

47,800

+800

 Di Linh (Robusta)

47,700

+800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

48,400

+800

Buôn Hồ (Robusta)

48,300

+800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

48,300

+800

Ia Grai (Robusta)

48,300

+800

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

48,300

+800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

48,300

+800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

52,300

+800

FOB (HCM)

2,317

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 7/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Dẫn thống kê của Tổng cục Hải quan, cơ quan này cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 8/2022 đạt 110.000 tấn, trị giá 257 triệu USD, giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái.

Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Ở trong nước, mặc dù năm nay thời tiết thuận lợi phù hợp cây cà phê phát triển và cho năng suất cao, nhưng VICOFA dự kiến sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ tới sẽ giảm trên dưới 10% (do gần 200.000 ha cà phê trồng xen giảm năng suất và sản lượng, kéo sản lượng cà phê cả nước giảm theo).

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới ngày 7/9/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 45 USD, lên 2.262 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 38 USD, lên 2.247 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tương tự,  giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 1,45 cent, lên 230,25 cent/lb  và kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 1,55 cent, lên 223,65 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 7/9/2022: Vụt tăng mạnh trên sàn thế giới và trong nước 2
Giá cà phê hôm nay 7/9/2022: Vụt tăng mạnh trên sàn thế giới và trong nước 3

Lo ngại rủi ro toàn cầu mạnh mẽ hơn do những bất ổn ở Trung Quốc và châu Âu kèm theo sự quyết liệt sắp tới của các NHTW lớn tiếp tục đẩy USDX lên mức cao mới làm các đồng tiền mới nổi tiếp tục suy yếu khiến giá cả hàng hóa tiếp tục đắt đỏ.

Giá cà phê hai sàn bật tăng còn có sự góp phần từ báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia về sản xuất và xuất khẩu cà phê trong tháng 8. Theo đó sản lượng cà phê trong tháng 8 đã tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lũy kế sản lượng 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 đã đạt tổng cộng 10,8 triệu bao, giảm 10,96% so với cùng kỳ niên vụ trước. Cũng theo FNC – Colombia, xuất khẩu cà phê tháng 8 đã giảm mạnh tới 22,97% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu 11 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 chỉ đạt 11,9 triệu bao, giảm 5,56% so với cùng kỳ niên vụ trước. Colombia là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu thế giới. Giá cà phê Arabica của Colombia ở thị trường bên ngoài hiện có mức chênh lệch cộng lên tới 40 – 50 cent/lb so với giá kỳ hạn mà cũng khó mua vì nguồn cung đã khô cạn.

Tại Ấn Độ, tình trạng mưa dư thừa có thể hạn chế lợi nhuận của người trồng cà phê, ngay cả khi giá toàn cầu đang ở mức gần kỷ lục do hạn chế nguồn cung từ các nhà sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam, The Hindu Business Line đưa tin.

Giá cà phê thô tại các trang trại ở bang Karnataka của Ấn Độ đã tăng theo xu hướng tăng toàn cầu.

Theo đó, giá cà phê robusta chín quả từng ở mức 3.900 rupee cho bao 50kg vào giữa tháng 2, gần đây đã chạm mức 5.000 rupee và hiện đang neo quanh mức 4.800 rupee.

Tương tự, giá cà phê robusta loại tách vỏ đang dao động ở mức 10.200 rupee, cao hơn so với khoảng 7.400 - 7.600 rupee vào giữa tháng 2.

Đối với cà phê arabica, giá của loại tách vỏ dao động trong khoảng 16.000 - 16.300 rupee cho bao 50kg vào giữa tháng 2, gần đây đã lên 16.800 - 17.000 rupee và hiện vào khoảng 16.000 - 16.600 rupee.

Giá arabica chín quả đang dao động trong khoảng 9.000 - 9.250 rupee cho bao 50kg, trong khi mức giá vào tháng 2 là vào khoảng 7.600 - 7.800 rupee.