Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 8/8/2019: Cà phê trong nước và thế giới đều đỏ sàn

(VOH) - Giá cà phê hôm nay 8/8 quay đầu giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam, giá trong nước giảm theo giá thế giới do sức mua chậm.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100đồng/kg, ở huyện Bảo Lộc giá cà phê về mức 32.000 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh về ngưỡng 31.9000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê về ngưỡng 32.800 đồng/kg và Buôn Hồ giá về mức 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg, về mức  32.600 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, về mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định ở ngưỡng 34.8000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,000

-100

— Di Linh (Robusta)

31,900

-100

— Lâm Hà (Robusta)

31,900

-100

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

32,800

-100

— Buôn Hồ (Robusta)

32,500

-100

GIA LAI

— Ia Grai (Robusta)

32,600

-100

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32.500

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.800

-100

HỒ CHÍ MINH

— R1

34,000

0

Ảnh minh họa: internet

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 7/2019 đạt 78,5 nghìn tấn, trị giá 126,3 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2019, tăng 33,3% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với nửa đầu tháng 7/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7/2019, xuất khẩu cà phê đạt 996,8 nghìn tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trên thị trường thế giới, trong 10 ngày giữa tháng 7/2019, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng giảm. Thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do nguồn cung dư thừa. Theo báo cáo tháng 6/2019 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), mặc dù có sự gia tăng nhập khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2019, nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng sản xuất trong hai năm vừa qua.

Trong 6 tháng đầu năm, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,7% và 9,4%. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.706 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 7/2019, giá cà phê thế giới biến động giảm. Nếu như đầu tháng 7/2019, giá sàn Robusta tại London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu, vẫn còn giao dịch ở khu vực 1.490 USD/tấn thì đến những ngày từ 15/7 đến 17/7 đã giảm gần 100 USD mỗi tấn. Giá cà phê giảm do áp lực bán hàng vụ mới tiếp tục đè nặng các thị trường cà phê kỳ hạn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Theo dữ liệu từ Công ty Nghiên cứu thị trường IHS Markit, tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,8% trong năm nay, nhưng mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang sẽ gây bất lợi lên giá các mặt hàng nông sản thời gian tới, trong đó có cà phê.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Stefan Uhlenbrock - một nhà phân tích hàng hóa cao cấp tại IHS Markit - mặc dù mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đang tăng, nhưng thật khó để tăng giá vào thời điểm này. Sự gia tăng trong nhu cầu là rất nhỏ và sự dư thừa cà phê trong những tháng tới có khả năng sẽ duy trì mức giá thấp hiện tại.

Lạc quan hơn, ông Nguyễn Quốc Toản phân tích, sự kháng giá hiện hành tại thị trường nội địa của các nước xuất khẩu sẽ sớm kéo giá cà phê trong nước và thế giới ra khỏi vùng giá thấp. Tuy vậy, áp lực bán cà phê Robusta từ Brazil vẫn lớn sẽ gây sức ép đáng kể cho giá cà phê trên thị trường London. Tại thị trường trong nước, do lượng tồn kho không nhiều nên người giữ hàng có tâm lý kỳ vọng giá cà phê nội địa sẽ tăng lên mức 35 - 36 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, do lượng cà phê Việt Nam còn ít nên mức độ ảnh hưởng lên giá kỳ hạn tại sàn London rất hạn chế.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, trong dài hạn, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định lên giá cà phê, do đó cần có chính sách giúp đỡ và thúc đẩy nông dân sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, đồng thời xây dựng và quảng bá thương hiệu của từng địa phương đến các thị trường trên thế giới.

Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm

Trên thị trường thế giới, 8h30 ngày 8/8/2019 giá cà phê robusta giao tháng 9/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) đảo chiều giảm 5USD/tấn, tương đương 0,38% về mức 1.302USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 cũng giảm 6USD/tấn, tương đương 0,45% về mức 1.328 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 giảm 6USD/tấn, tương đương 0,44%, về mức 1.355USD/tấn, giá cà phê giao tháng 3/2020 giảm 7USD/tấn, tương đương 0,5% về mức 1.382USD/tấn.

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h30 ngày  8/8/2019, giảm 015USD/tấn, tương đương 0,15%, về mức 969USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 giảm 0,30USD/tấn, tương đương 0,3%, về mức 1.003USD/tấn, giá giao tháng 3/2020 giảm 0,30USD/tấn, tương đương 0,29%, về mức 1.038USD/tấn, giá giao tháng 5/2020 giảm 0,35USD/tấn, tương đương 0,33%, về mức 1.061USD/tấn.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 lên 168,77 triệu bao (60kg/bao) từ mức 167,75 triệu bao dự báo trước đó.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/19

1302

-5

-0.38

4857

1307

1297

1301

1307

52697

11/19

1328

-6

-0.45

5363

1334

1324

1328

1334

40007

1/20

1355

-6

-0.44

1600

1360

1351

1354

1361

19847

3/20

1382

-7

-0.5

495

1387

1378

1382

1389

12015
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

09/19

96.90

-0.15

-0.15

25947

97.70

96.05

96.80

97.05

102742

12/19

100.30

-0.30

-0.3

27741

101.20

99.50

100.40

100.60

84784

3/20

103.85

-0.30

-0.29

11702

104.60

103

104.15

104.15

43208

5/20

                 

Các chuyên gia của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp có trụ sở tại Mỹ (ACDI), đang nghiên cứu chất lượng của hạt cà phê được trồng ở đảo Mindanao, Philippines.

Bà Joji Pantoja, giám đốc điều hành của tổ chức Cà phê vì Hòa bình và đồng thời là chủ tịch của Hội đồng Cà phê Davao, trả lời trong một diễn đàn truyền thông rằng kết quả nghiên cứu là cơ sở để thành lập một thương hiệu cà phê vững mạnh của Philippines.

Với kết quả này, bà hi vọng quốc tế sẽ công nhận nỗ lực của những người tiên phong trong ngành để tiếp thị cà phê đặc sản từ các vùng khác nhau của Mindanao đến người mua toàn cầu.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự trợ giúp của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới và tại sao chúng tôi cần những người thẩm định cà phê. Chúng tôi muốn thành lập thương hiệu cà phê Philippines Sa ngayon wala pa", bà Pantoja cho biết.

WCR đã làm việc trên 21 quốc gia sản xuất cà phê, có sứ mệnh phát triển, bảo vệ và nâng cao nguồn cung cấp chất lượng đồng thời cải thiện sinh kế của các gia đình sản xuất cà phê.

Giá cà phê hôm nay 7/8/2019: Bất ngờ đảo chiều tăng 300-400 đồng/kg do tác động từ giá thế giới- Giá cà phê hôm nay 7/8 đảo chiều tăng 300-400 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 8/8/2019: Nhân dân tệ lại giảm, Yên tăng – Đồng Yên được hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung. Tác động mới lên đồng Nhân dân tệ khiến Mỹ cáo buộc Trung Quốc “là quốc gia thao túng tiền tệ”.
Bình luận